Hình phạt nào cho Á hậu chụp ảnh phản cảm ở Đà Lạt

18:44 16/08/2018
Những ngày qua, loạt ảnh và video clip hai cô gái mặc hở hang, thậm chí lộ cả vòng ba trước ống kính tại điểm du lịch Tuyệt Tình Cốc (Đà Lạt, Lâm Đồng) lan truyền chóng mặt trên Facebook khiến cộng đồng mạng bức xúc.

Đáng nói, một trong hai cô gái trong ảnh chính là Á hậu của một cuộc thi sắc đẹp – Á hậu Thư Dung – Á hậu 2 Miss Eco International 2018 (Hoa hậu du lịch sinh thái quốc tế).

Việc làm này là hết sức phản cảm, đi ngược lại với định hướng phát triển văn hóa, nghệ thuật và đạo đức truyền thống văn hóa, thuần phong mĩ tục của đất nước con người Việt Nam.

Hình ảnh phản cảm khiến cộng đồng mạng bức xúc. 

Luật sư Nguyễn Đào Tơ (Trưởng Văn phòng luật sư Hoàng Huy) cho biết, đối với Á hậu Thư Dung, với cương vị là Á hậu của một cuộc thi sắc đẹp thì hoạt động biểu diễn sẽ dưới sự quản lý của Cục Văn hóa nghệ thuật biểu diễn. Còn hoạt động chụp ảnh, ghi hình thì trách nhiệm xử lý sẽ thuộc về Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng.

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3/2016 của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch quy định:

"Điều 3. Hành vi người biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; người đạt danh hiệu tại cuộc thi người đẹp, người mẫu không được thực hiện, phổ biến, lưu hành (quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 15/2016/NĐ-CP)

1. Các hành vi người biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; người đạt danh hiệu tại cuộc thi người đẹp, người mẫu không được thực hiện gồm:

a) Chụp ảnh, ghi hình hình ảnh cá nhân không có trang phục hoặc sử dụng trang phục, hóa trang phản cảm và vô ý hoặc cố ý phổ biến, lưu hành trên mạng viễn thông;

2. Hội đồng thẩm định thành lập theo quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chịu trách nhiệm kết luận, đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi do người biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; người đạt danh hiệu tại cuộc thi người đẹp, người mẫu thực hiện và đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật."

Như vậy, nếu là Á hậu mà có hoạt động chụp ảnh, ghi hình hình ảnh cá nhân không có trang phục hoặc sử dụng trang phục, hóa trang phản cảm và vô ý hoặc cố ý phổ biến, lưu hành trên mạng viễn thông thì sẽ bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính từ 15.000.000 đến 30.000.000đ theo khoản 17 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo:

"17. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 14 như sau:

“5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

c) Thực hiện hành vi không phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam sau khi đạt danh hiệu tại các cuộc thi người đẹp, người mẫu;".

Thư Dung sinh năm 1995, từng tham gia một số show truyền hình. Tuy nhiên, cô không để lại dấu ấn nào. Năm 2017, cô đăng quang cuộc thi Hoa hậu Sắc đẹp hoàn mỹ toàn cầu 2017 tổ chức tại Seoul (Hàn Quốc). Cuộc thi gây tranh cãi khi giám khảo là MC Phan Anh bỏ quyền chấm thi ngay trong đêm chung kết.

Sau cuộc thi này, hồi tháng 4, Thư Dung được cấp phép đại diện cho Việt Nam tham gia Miss Eco International 2018. Dù mất điểm vì khả năng ngoại ngữ kém và ứng xử không tốt nhưng cô vẫn giành vị trí Á hậu 2. Hoa hậu là đại diện đến từ Philippines.

Việt Cường

Ngày 8/4, phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Vạn Thịnh Phát), cùng đồng phạm tiếp tục phần tranh luận. Đại diện Viện KSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh lần nữa khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đúng người, đúng tội, không oan sai.

Ngày 8/4, Công an tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ trao tặng 950 triệu đồng cho 19 hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại hai xã Phi Liêng và Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Hoạt động này hưởng ứng chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và UBND tỉnh Lâm Đồng phát động.

Chiều 8/4, tại sân bay quốc tế Yangon, đại diện Bộ Công an Việt Nam, Bộ Quốc phòng đã tiến hành trao gần 30 tấn hàng cứu trợ cho Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa qua.

Ngày 8/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bến Tre cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Đinh Quốc Trọng (SN 1992, ngụ xã Sơn Đông, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) và La Thị Tuyết Vân (SN 1982, ngụ phường 6, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) để điều tra về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Chiều 8/4, chuyến bay mang số hiệu VN9711 của Vietnam Airlines đã cất cánh tại sân bay Nội Bài, vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa cứu trợ đến Myanmar. Đây là lô hàng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gửi sang Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa xảy ra.

Hiện nay, trên mạng xã hội (Tiktok, Facebook, Zalo, Livestream) xuất hiện tình trạng một số đối tượng đăng công khai số điện thoại mua sổ BHXH của người lao động (NLĐ) hoặc nhận làm các thủ tục liên quan đến cơ quan BHXH có thu phí cao, một số thủ tục thu phí rất cao.

Ngày 8/4, nguồn tin của phóng viên cho hay, bị can Phạm Thị Lượng, nguyên Phó Chủ tịch huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa bị khởi tố tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 3, điều 356, Bộ Luật hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文