Hỗ trợ thiệt hại do thiên tai trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Theo đó, Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại). Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.
Các hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau: Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.
Có đăng ký kê khai ban đầu được UBND cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung. Các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng.
Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
Mức hỗ trợ được quy định cụ thể tùy thuộc mức độ và diện tích bị thiệt hại: Đối với cây trồng sẽ hỗ trợ thấp nhất là 1 triệu đồng/ha và cao nhất là 30 triệu đồng/ha, trong đó diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70% sẽ hỗ trợ 2 triệu đồng/ha, thiệt hại từ 30%-70% sẽ hỗ trợ 1 triệu đồng/ha. Đối với sản xuất lâm nghiệp, mức hỗ trợ từ 2 triệu đồng/ha đến 40 triệu đồng/ha.
Hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản là từ 2 triệu đồng/ha đến 50 triệu đồng/ha. Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm nếu bị thiệt hại do thiên tai, phụ thuộc vào thời gian nuôi sẽ được hỗ trợ từ 10 nghìn đồng/con đến 2,5 triệu đồng/con.
Trong trường hợp gia súc, gia cầm bị thiệt hại do dịch bệnh, Nghị định quy định, hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức hỗ trợ cụ thể: 38 nghìn đồng/kg đối với lợn; 45 nghìn đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai; 35 nghìn đồng/con gia cầm...
Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 25-2-1017.