Sửa đổi quy định về quản lý biên chế công chức
- Phê duyệt biên chế công chức năm 2015
- Biên chế công chức phải căn cứ vào tính chất, vị trí việc làm
- Phí dự thi công chức, viên chức sẽ tăng gấp đôi
- Chống tiêu cực trong tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, công chức
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung biên chế công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi biên chế công chức dự phòng được Thủ tướng phê duyệt hằng năm.
Bộ trưởng Nội vụ chỉ giữ quyền điều chỉnh, bổ sung biên chế công chức đối với từng Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nghị định mới cũng bổ sung trách nhiệm của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Cụ thể, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc xây dựng đề án điều chỉnh, bổ sung biên chế công chức gửi Bộ Nội vụ thẩm định, tổng hợp trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện xây dựng đề án điều chỉnh, bổ sung biên chế công chức gửi Bộ Nội vụ thẩm định, tổng hợp trình Thủ tướng xem xét, quyết định.