Vi phạm về bảo tồn, hệ sinh thái tự nhiên bị phạt tới 400 triệu đồng

18:01 03/09/2019
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đối với hệ sinh thái tự nhiên (dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016 của Chính phủ), với mức phạt tiền có thể lên tới 400 triệu đồng.


Theo đó, hành vi đưa vật tư, thiết bị để xây dựng công trình, nhà ở, lán trại, cư trú trái phép vào phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Tương tự, hành vi đưa vật tư, thiết bị để xây dựng công trình, nhà ở, lán trại, cư trú trái phép vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Trường hợp xây dựng công trình, nhà ở, lán trại tại phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Mức phạt vi phạm tiếp tục tăng lên từ 50 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với các hành vi xây dựng công trình, nhà ở, lán trại; chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn.

Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.

Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất mức phạt lên tới 400 triệu đồng đối với hành vi tác động đến hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên (như đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, sử dụng lửa, các chế phẩm độc hại, lấn chiếm đất ngập nước, chuyển đổi mục đích sử dụng đất) không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đặc biệt, nội dung dự thảo này có thêm đề xuất mới là việc xử phạt nặng đối với hành vi lấn chiếm đất ngập nước, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất phạt tiền từ 250 triệu đồng đến 400 triệu đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 2.000 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước trở lên tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; hoặc gây thiệt hại từ 200 m2 trở lên đối với đất, đất ngập nước, mặt nước tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn.

Mức phạt tiền từ 250 triệu đồng đến 400 triệu đồng cũng được áp dụng đối với hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng trái phép từ 2.000 m2 đất ngập nước trở lên tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng trái phép từ 200 m2 đất ngập nước trở lên tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn.

Ngoài ra, dự thảo bổ sung thêm khoản 4, phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với các hành vi gây suy thoái vùng đất ngập nước quan trọng, hủy hoại đến sinh cảnh của các loài chim nước, chim di cư quý hiếm; khai thác thủy sản trái phép ở các vùng đất ngập nước quan trọng.

Hải Châu

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文