Vụ cháy kho Rạng Đông: Người dân bị thiệt hại có quyền đòi bồi thường

10:04 09/09/2019
Hơn 10 ngày sau vụ cháy nhà máy Công ty cổ phần Bóng đèn và Phích nước Rạng Đông (Công ty Rạng Đông), cuộc sống của người dân quanh khu vực đám cháy trong vòng bán kính 500m tính từ hàng rào của Công ty đã bị đảo lộn và ảnh hưởng nghiêm trọng.


Hầu hết các gia đình sống gần đám cháy đã tự bảo vệ sức khỏe bằng cách di dời đi nơi khác sinh sống. Phụ huynh có con theo học tại Trường Tiểu học Hạ Đình không muốn cho con tới trường vì lo thủy ngân phát tán. Vậy, người dân bị ảnh hưởng trực tiếp từ vụ cháy có quyền yêu cầu Công ty Rạng Đông bồi thường hay không?

Thiệt đơn, thiệt kép

Ngày 8-9, tiếp tục có trên 300 người dân bị ảnh hưởng bởi vụ cháy Công ty Rạng Đông đến Trạm Y tế phường Hạ Đình và Thanh Xuân Trung khám bệnh. Theo bà Nguyễn Băng Hải, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Hạ Đình, trong 261 người đến khám, có 79 người được chuyển lên tuyến trên xét nghiệm chuyên sâu. Lo lắng cho sức khỏe là điều mà người dân quan tâm nhất kể từ sau vụ cháy tới nay. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, vụ cháy đã khiến 27,2kg thủy ngân phát tán ra môi trường.

Nhiều người ví đây là một “thảm họa” môi trường vì độc hại trong thủy ngân cháy ở nhiệt độ cao phân hủy vào đất, nước, không khí, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Thế nhưng, Công ty Rạng Đông đã không trung thực khi đưa ra thông tin ban đầu, không báo cáo lượng thủy ngân bị cháy, mà lại có văn bản lập lờ gây hiểu lầm cho dư luận.

Tiếp sau đó, các thông báo đánh giá mức độ độc hại, ô nhiễm môi trường “đá nhau”, khiến cho người dân bị nhiễu thông tin, chính quyền Hà Nội không sớm có cảnh báo để họ phòng bị. Tất cả những điều này khiến người dân sống quanh khu vực đám cháy bị thiệt hại.

Cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm tra sau vụ cháy. Ảnh: CTV.

Đến khám bệnh tại Trạm Y tế phường Hạ Đình, chị Trần Thị Xuân, ở tổ 5, cho biết: “Vì không có thông báo của cơ quan có trách nhiệm nên tôi không hề hay biết, vẫn bán hàng ở gần đám cháy tới tận mấy ngày sau. Tôi là trụ cột chính trong gia đình, nếu sức khỏe có làm sao thì ai bồi thường thiệt hại cho tôi”.

Bà Nguyễn Thị Mai, một cư dân ở gần đám cháy, bức xúc: “Đêm xảy ra cháy, cả nhà tôi còn chạy ra gần hiện trường. Hai ngày sau, để bảo vệ sức khỏe cho mình, cả nhà mới di tản mỗi người một nơi. Con trai tôi đến nhà bố mẹ vợ ở, tôi sang nhà người thân, các con cháu khác đi thuê nhà, cuộc sống sinh hoạt hoàn toàn đảo lộn”.

Theo bà Mai, khổ nhất là có nhà mà không được ở, ăn ở vạ vật tại nơi khác. Đã thế còn phải lo lắng về sức khỏe, con cháu không yên tâm làm việc và học tập.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều người sau khi di tản đã không muốn quay lại nhà cũ vì lo lắng môi trường ô nhiễm. Nhiều người đã rao bán nhà nhưng theo chị Nguyễn Thị Hạnh, ở tổ 5 phường Hạ Đình “bây giờ có bán rẻ cũng không ai mua”. Ngôi nhà của chị Hạnh có giá trị khoảng 7 tỷ đồng, nhưng chị muốn rao bán 5 tỷ đồng cũng chưa chắc bán nổi, chị Hạnh thở dài cho biết.

Cần bồi thường quyền lợi cho người dân

Theo một số người dân ở phường Hạ Đình và Thanh Xuân Trung, trong đám cháy, họ chứng kiến những cột sắt to còn bị nung chảy, nên thông tin 3 tủ lạnh đựng thủy ngân không bị cháy khiến họ nghi ngờ.

Qua tiếp xúc với một số hộ dân ở phường Hạ Đình, họ cho biết, cháy nổ là sự cố không mong muốn, nhưng người dân bức xúc trước việc cung cấp thông tin không trung thực từ phía Công ty Rạng Đông ở văn bản 2 ngày sau cháy. Nếu công ty trung thực thì các cơ quan chức năng sớm có quan trắc và cảnh báo các biện pháp dự phòng tới người dân.

Với nhiều hộ gia đình, phải di tản đi nơi khác sinh sống đã gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế, cộng với những người khám bệnh nếu có thủy ngân trong máu thì Công ty Rạng Đông có phải chịu trách nhiệm bồi thường hay không?

Người dân bị thiệt hại bởi vụ cháy Công ty Rạng Đông có quyền yêu cầu bồi thường.

Theo luật sư Trương Tiến Hùng, Giám đốc Công ty Luật TNHH Hồng Phú, người dân hoàn toàn có quyền yêu cầu Công ty Rạng Đông bồi thường thiệt hại về kinh tế và sức khỏe. Tuy nhiên, để chứng minh được mức độ thiệt hại, người dân phải có hóa đơn, chứng từ khám chữa bệnh, kể cả ngày công lao động, tiền thuê nhà trọ ở nơi khác trong quá trình đi tránh nhiễm độc. Sau đó, đề nghị UBND quận Thanh Xuân đứng ra yêu cầu doanh nghiệp bồi thường.

Luật sư Hùng cũng cho biết, việc chứng minh này tương đối phức tạp, nhưng rất cần thiết vì ý nghĩa xã hội, đảm bảo sự công bằng, minh bạch, cũng như nâng cao đạo đức kinh doanh và trách nhiệm của doanh nghiệp. Ngoài Công ty Rạng Đông phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại của người dân, dư luận đang đặt câu hỏi vì sao Hà Nội lại chậm triển khai đưa các nhà máy ra khỏi thành phố khi chủ trương này đã có từ 10 năm trước?

Trần Hằng

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文