Ngắm vẻ đẹp khó cưỡng những cây di sản ở Côn Đảo

09:44 29/04/2019

Đến Côn Đảo, du khách không thể bỏ qua vẻ đẹp khó cưỡng của những cây bàng, bằng lăng, thị rừng cổ thụ… là những cây đã được vinh danh cây di sản Việt Nam. 


Những ngày tháng Tư lịch sử này, đến Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vùng Tàu), ngoài tham quan những Di tích lịch sử đặc biệt, như: nhà tù Côn Đảo, cầu tàu 914, sân bay Cỏ Ống, nghĩa trang Hàng Dương, nghĩa trang Hàng Keo... du khách không thể bỏ qua vẻ đẹp khó cưỡng của những cây bàng, bằng lăng, thị rừng… là những cây đã được vinh danh cây di sản Việt Nam. 

Hàng bằng lăng cổ thụ ở Côn Đảo là cây di sản Việt Nam

Trong số những cây được vinh danh là cây di sản Việt Nam nhiều nhất là bàng. Theo giới thiệu, ở Côn Đảo có 53 cây bàng được Hội bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam. 

Cụ thể, trên đường Tôn Đức Thắng có 19 cây, trên đường Lê Duẩn có 11 cây, Di tích trại Phú Hải (thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo) có 8 cây, Di tích trại Phú Sơn (thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo) 7 cây, Di tích nhà Chúa Đảo có 8 cây. 

Cây bằng lăng cổ thụ 2 người ôm không xuể.

Ngược dòng lịch sử, ngày 28/11/1861, thực dân Pháp chiếm Côn Đảo. Ngày 1/2/1862, Thủy sư đô đốc Pháp Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, đến nay đã gần 160 năm. Và, cũng như thế, những cây bàng ở Côn Đảo cũng chừng đó năm tuổi và chủ yếu được trồng trong sân các trại giam và mấy con đường xung quanh trại giam. 

Bàng (tên khoa học là Terminalia catappa), là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ trâm bầu (Combretaceae). Bàng ở Côn Đảo có những cây gốc to 3-4 người ôm không xuể. 

Bất kể nắng mưa, bão tố, thời tiết khắc nghiệt, bàng Côn Đảo lúc nào cũng xanh tốt, uy nghi. Vì thế, bàng được xem là loại cây là biểu tượng của đảo, là hình ảnh phản ánh một thời đau thương của người Việt Nam đã từng bị giam giữ tại “địa ngục trần gian”. 

Những cây bàng cổ thụ ở Côn Đảo là cây di sản Việt Nam

Theo lời kể của người dân địa phương, bàng là loài cây rất gần gũi, gắn bó với người dân Côn Đảo, đặc biệt là với những người tù bị lưu đày ra Côn Đảo. Lá bàng được những người tù nhặt về cất giấu, lót trên nền đá của trại giam để nằm, mong chống chọi với thời tiết khắc nghiệt; quả bàng và cả những chiếc lá bàng non còn là thức ăn bổ sung dưỡng chất cho người tù chống lại bệnh tật do những ngày trong tù phải ăn uống thiếu thốn, khổ cực…

Điều du khách không thể bỏ qua khi đến với Côn Đảo là thưởng thức món hạt bàng đặc trưng của vùng đất này mà không một nơi nào có được. Hạt bàng ăn thơm, có vị ngọt của đường và vị mặn của muối hòa lẫn vị bùi, béo, khiến ai đã thử một lần sẽ không bao giờ quên. 

Theo giới thiệu của người dân Côn Đảo, ở đây có hai loại hạt bàng là hạt bang rang muối và hạt bàng rang với đường, gừng. Hạt bàng là một món quà đặc sản mang đậm dấu ấn Côn Đảo, được tôn vinh là đặc sản của vùng đất này. Muốn có 1kg hạt bàng phải cần tới 50kg trái bàng. Trái bàng phơi khô, dùng dao chẻ từng trái một lấy nhân ra, rồi rang sao cho khéo léo để có cho ra lò món mứt này. 

Cây thị rừng cổ thụ ở Côn Đảo

Trải qua hàng trăm năm, dù chống chọi với bao thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng cây bàng Côn Đảo vẫn phát triển, vẫn xanh tốt, vẫn tỏa bóng che mát những khoảng không, những con đường. 

Nhìn bàng Côn Đảo sừng sững, uy nghi, ta lại nhớ đến những người tù dù phải trả qua bao thử thách nghiệt ngã của chốn lao tù nhưng vẫn kiên trung, bất khuất, đã vượt lên trên tất cả, bền bỉ đấu tranh, giữ trọn khí tiết của người chiến sĩ Cộng sản...

Ngoài những cây bàng, Côn Đảo còn nhiều cây bằng lăng, cây thị rừng cũng được vinh danh là cây di sản Việt Nam…

Cao Xuân - Đ.Văn

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文