Choáng váng với chi phí làm 1 km đường bộ cao tốc Bắc-Nam

08:18 06/03/2017
Mới đây, Bộ GTVT đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam đoạn Hà Nội- TP Hồ Chí Minh dài khoảng 1.372km với tổng mức đầu tư khoảng 314.117 tỷ đồng. Như vậy, nếu được thông qua, suất đầu tư của Dự án này sẽ vào khoảng hơn 228 tỷ đồng/km.

Khoảng 15.500 hộ dân bị ảnh hưởng

Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường bộ cao tốc trên hành lang kinh tế Bắc-Nam kéo dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Trong đó, các đoạn Lạng Sơn-Hà Nội, đoạn TP Hồ Chí Minh-Cà Mau đã cơ bản đáp ứng yêu cầu. Còn đoạn Hà Nội-TP Hồ Chí Minh chiều dài khoảng 1.622km cần nghiên cứu đầu tư.

Đến nay, trên tuyến Hà Nội-TP Hồ Chí Minh, đã đưa vào khai thác 123km gồm các đoạn Pháp Vân-Cầu Giẽ (30km); Cầu Giẽ-Ninh Bình (50km); TP Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây (43km); đang triển khai thi công 127km đoạn Đà Nẵng-Quảng Ngãi, còn lại khoảng 1.372km cần tiếp tục được đầu tư.

Theo đánh giá từ Bộ GTVT, hành lang kinh tế Bắc-Nam từ Hà Nội-TP Hồ Chí Minh có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế nước ta (kết nối trung tâm chính trị Thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế TP Hồ Chí Minh đi qua địa phận 20 tỉnh/thành phố, tác động đến 45% dân số, đóng góp 52% tổng sản phẩm trong nước, ảnh hưởng đến 75% các cảng biển và 67% các khu kinh tế của cả nước), đến năm 2020 vai trò của hành lang này lại càng quan trọng, đóng góp tỷ trọng GDP rất lớn cho đất nước.

Theo tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu của Bộ GTVT, nếu đầu tư tuyến đường trên, tổng mức đầu tư toàn dự án sẽ mất khoảng 314.117 tỷ đồng. Giai đoạn phân kỳ dự kiến đầu tư khoảng 244.994 tỷ đồng trong đó vốn Nhà nước khoảng 96.595 tỷ; vốn nhà đầu tư khoảng 148.399 tỷ đồng. Giai đoạn hoàn thiện khoảng 69.123 tỷ đồng.

Địa điểm thực hiện dự án gồm 16 tỉnh, thành phố như Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai. Tổng diện tích đất chiếm dụng khoảng 6.505ha. Dự kiến khoảng 15.500 hộ dân bị ảnh hưởng; trong đó dự kiến phải tái định cư khoảng 3.900 hộ. Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khoảng 27.422 tỷ đồng.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai có suất đầu tư khoảng 6 triệu USD/km.

3 phương án đầu tư

Với tổng mức đầu tư lớn, Bộ GTVT cũng đưa ra 3 phương án triển khai:

Phương án 1, Nhà nước hỗ trợ khoảng 41.414 tỷ đồng, đầu tư với chiều dài khoảng 467km, gồm các đoạn Cao Bồ (Nam Định)-Vinh (Nghệ An); đoạn Cam Lộ (Quảng Trị)- Tuý Loan (Thừa Thiên - Huế) theo hình thức BT; đoan Phan Thiết (Bình Thuận)- Dầu Giây (Đồng Nai).

Phương án 2, Nhà nước hỗ trợ khoảng 63.000 tỷ đồng; đầu tư với chiều dài khoảng 916km, gồm các đoạn Cao Bồ (Nam Định)-Vạn Ninh (Quảng Bình); đoạn Cam Lộ (Quảng Trị)-Tuý Loan (Thừa Thiên - Huế) theo hình thức BT; đoạn Nha Trang- Dầu Giây (Đồng Nai).

Phương án 3, Nhà nước hỗ trợ khoảng 70.000 tỷ đồng; đầu tư chiều dài khoảng 1.015km, gồm các đoạn Cao Bồ (Nam Định)-Vạn Ninh (Quảng Bình); đoạn Tuy Hoà (Phú Yên)-Dầu Giây (Đồng Nai).

Để phù hợp nhu cầu vận tải đến 2020 và cân đối vốn bố trí cho các dự án cấp thiết, quan trọng của Bộ GTVT để duy trì năng lực tối thiếu của hệ thống két cấu hạ tầng hiện có, Bộ GTVT kiến nghị đầu tư theo phương án 1 (vốn trái phiếu Chính phủ phân bổ cho Dự án khoảng 41.414 tỷ đồng). Trong trường hợp đầu tư theo phương án 2 (Nhà nước hỗ trợ khoảng 63.000 tỷ đồng), đề nghị Thủ tướng Chính phủ bố trí nguồn dự phòng ngân sách Nhà nước khoảng 21.586 tỷ đồng cho các dự án quan trọng, cấp bách khác.

Trường hợp đầu tư theo phương án 3 (Nhà nước hỗ trợ khoảng 70.000 tỷ đồng), đề nghị Thủ tướng Chính phủ bố trí từ nguồn dự phòng ngân sách Nhà nước khoảng 28.586 tỷ đồng cho dự án đường sắt cấp bách và các dự án quan trọng, cấp bách khác.

Trên cơ sở phương án 1 (Nhà nước hỗ trợ khoảng 41.414 tỷ đồng), dự án phân kỳ đầu tư như sau: 

Giai đoạn 1 (dự kiến từ năm 2017 đến năm 2022): Xây dựng mới đoạn Mai Sơn (Ninh Bình)-Vinh (Nghệ An) và đoạn Cam Lộ (Quảng Trị)-La Sơn (Thừa Thiên Huế) theo hình thức hợp đồng BT với quy mô 4 làn xe; đoan Phan Thiết- Dầu Giây (Đồng Nai) với quy mô 4 làn xe cao tốc; tổng chiều dài khoảng 386km. Mở rộng đoạn Cao Bồ (Nam Định)-Mai Sơn (Ninh Bình), đoạn La Sơn (Thừa Thiên Huế) - Tuý Loan (Đà Nẵng) từ quy mô 2 làn xe thành quy mô 4 làn xe, chiều dài khoảng 81km.

Thực hiện GPMB, hỗ trợ, tái định cư toàn bộ Dự án theo quy mô quy hoạch, tổng chiều dài khoảng 1.204km (không bao gồm đoạn Cam Lộ- La Sơn và đoạn La Sơn- Tuy Loan triển khai theo hình thức hợp đồng BT, chiều dài 168km). Tổng chiều dài đầu tư giai đoạn 1 là 467km; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 102.837 tỷ đồng.

Giai đoạn 2, dự kiến từ năm 2023 đến năm 2028, đầu tư các đoạn còn lại để nối thông tuyến cao tốc Bắc-Nam, bao gồm đoạn Vinh (Nghệ An) - Cam Lộ (Quảng Trị) và đoạn Quảng Ngãi - Phan Thiết (Bình Thuận) với quy mô 4 làn xe. Tổng chiều dài giai đoạn 2 là 905km; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 142.157 tỷ đồng.

Giai đoạn 3, dự kiến sau năm 2028, hoàn chỉnh tuyến cao tốc Bắc-Nam theo quy mô phù hợp với quy hoạch được duyệt. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 69.123 tỷ đồng.

Đặng Nhật

Chiều 25/4, Đoàn công tác của Bộ Công an do Trung tướng Lê Văn Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại Công an tỉnh Kon Tum. Cùng tham gia đoàn công tác của đồng chí Thứ trưởng có đại diện lãnh đạo các cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an.

Trong lúc đang vận hành trên đường quốc lộ 1A, một xe ôtô đầu kéo bất ngờ bốc cháy từ phía bên phải phần đầu cabin. Lực lượng Cảnh sát chữa cháy khẩn trương đến hiện trường dập tắt ngọn lửa, giảm thiểu thiệt hại tài sản.

Nhập viện với đôi môi sưng to gấp nhiều lần bình thường, cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tá hoả khi được thông báo đôi môi đã bị viêm nhiễm rất nặng. 3 ngày trước, vì thích làm đẹp, cô gái đã đến một spa để cắt môi hình trái tim với giá 7 triệu đồng.

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.

Mười năm trước, tháng 3/2014, có dịp ra Hà Nội, tôi đến thăm Đại tá Lê Trọng Nghĩa - nhân chứng ở Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm ấy đã 92 tuổi nhưng trước chồng tư liệu lịch sử, ông vẫn tìm ra bức ảnh “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các sĩ quan cao cấp đang thông qua phương án tác chiến tại Sở chỉ huy mặt trận ở bản Nà Táu”. Ông sôi nổi kể lại sự kiện lịch sử mà ông là một nhân chứng.

Liên quan đến vụ án hình sự "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất" xảy ra tại Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Long Xuyên (An Giang), chiều 25/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang tiếp tục tống đạt quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Lãnh đạo phong trào vũ trang Hamas ở Dải Gaza khẳng định, nhóm sẽ giải tán nhánh quân sự Lữ đoàn al-Qassam nếu một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Dải Gaza và Bờ Tây được thành lập.

Tháp đôi Liễu Cốc tọa lạc tại vùng Bàu Tháp, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế) được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1994. Tháp đôi Liễu Cốc là một công trình đặc trưng của văn hóa Chămpa, ước khoảng 1.000 năm tuổi, tồn tại không còn nguyên vẹn. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文