Báo động tình trạng điều khiển xe đạp điện vi phạm trên đường phố

09:10 14/05/2015
Xe đạp điện đang có xu hướng thay thế xe đạp thông thường. Nếu để ý quan sát trên đường phố sẽ thấy tỷ lệ người sử dụng xe đạp điện ngày càng nhiều lên trong khi xe đạp thường thì hiếm dần đi. Tình trạng “kẹp 3” trên xe đạp điện, dàn hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu… đang phổ biến trên đường phố Hà Nội. Ý thức của nhiều người, đặc biệt là học sinh đi xe đạp điện rất kém nên không phải là quá lời khi coi những hành động đó là những hành động có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Trò chuyện với phóng viên Báo CAND ngày 12/5, anh Nguyễn Thành Trung ở Khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội vẫn còn nguyên bức xúc: “Tôi lái ôtô về đến cửa nhà. Ôtô đã dừng lại sát cửa. Tôi xuống xe, đứng cạnh gương bên phải, chuẩn bị lấy đồ trong xe ra. Bất ngờ, một học sinh đi xe đạp điện lao vút qua, ngoắc tay lái vào áo tôi. Tôi ngã ập xuống đường, rách áo, tay và ngực bị chấn thương”.

Chị Nguyễn Thị My ở phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng cũng kể lại, cuối tháng 4 vừa qua chị đi xe máy trên phố Nguyễn Du. Khi đang dừng trước đèn đỏ tại ngã tư Nguyễn Du – Yết Kiêu thì một học sinh đi xe đạp điện ngược chiều từ phố Yết Kiêu sang phố Nguyễn Du đâm vào xe của chị My. Hai chiếc xe mắc vào nhau gỡ mãi mới ra. Rất may chị My chỉ bị thương nhẹ ở chân.

Gần đây, chiều 9/5, nhóm phóng viên chúng tôi đi khảo sát trên đường, đến tuyến phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, thì bắt gặp hình ảnh một cô gái trẻ vừa đi xe đạp điện vừa nghe điện thoại nên đã va chạm với một phụ nữ đèo trẻ nhỏ bằng xe đạp thông thường. Rồi chính cô gái đó đi đến ngã năm Ô Chợ Dừa thì tạt ngang đầu xe ôtô để rẽ sang lối đường Kim Liên mới.

Học sinh đầu trần đi xe đạp điện vẫn là hình ảnh phổ biến trên đường phố Hà Nội.

Rất may chiếc xe ôtô đi chậm giữa ngã tư, nếu không thì không biết điều gì sẽ xảy ra. Nói đến xe đạp điện, đa số người tham gia giao thông bằng các phương tiện khác đều bày tỏ sự lo lắng. Xe đạp lại đi với tốc độ của xe máy mà không gây tiếng động thì nguy cơ tai nạn giao thông luôn tiềm ẩn. Trong khi đó, người đi xe đạp điện lại thiếu ý thức, mang tâm lý không sợ bị Cảnh sát giao thông xử lý nên càng đi ẩu.

Thời gian qua, Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội) đã phải tiếp nhận nhiều ca tai nạn giao thông có nguyên nhân từ xe đạp điện. Hậu quả của các vụ tai nạn này cũng rất nghiêm trọng. Thậm chí, có khi chấn thương từ tai nạn do xe đạp điện còn nặng hơn xe máy do điều khiển xe đạp điện không kiểm soát được tốc độ.

Với tốc độ đi tối đa 40km/h thì tốc độ của xe đạp điện chẳng khác gì tốc độ của xe máy. Thế nhưng, việc kiểm soát hoạt động xe đạp điện lưu thông trên đường chưa được chặt chẽ bởi nhiều lý do. Trong khi đó, người sử dụng xe đạp điện vi phạm chủ yếu lại là học sinh phổ thông.

Cuối buổi học sáng 12/5, chúng tôi có mặt tại Trường THCS Việt Đức, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, các tốp học sinh đỗ xe đạp điện trước cổng trường chờ đợi nhau. Nhiều em không đội mũ bảo hiểm, trên xe cũng không thấy treo mũ. Đi dọc tuyến phố Lê Thái Tổ, chúng tôi cũng bắt gặp nhiều tốp học sinh vô tư đầu trần, dàn hàng ngang đi xe đạp điện trên phố, vừa đi vừa nói chuyện rôm rả.

Các học sinh này chẳng quan tâm đến việc nhường đường cho phương tiện khác, thậm chí còn vượt cả đèn đỏ, bất chấp các quy định an toàn giao thông. Chốt làm việc tại ngã tư Bà Triệu - Trần Hưng Đạo của CSGT Đội 1 thuộc Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội cũng là nơi đã tập trung xử lý nhiều trường hợp học sinh đi xe đạp điện vi phạm giao thông.

Thượng sỹ Lương Đình Hải cho biết, sau khi Phòng CSGT tổ chức đợt cao điểm xử lý vi phạm đối với người điều khiển xe đạp điện trong tháng 4/2015 thì thời gian gần đây tình trạng xe đạp điện vi phạm Luật Giao thông đường bộ đã có dấu hiệu giảm.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều học sinh phổ thông điều khiển xe đạp điện cố tình vi phạm. Đặc biệt, khi nhìn thấy bóng dáng của CSGT thì học sinh điều khiển xe đạp điện thường quay đầu bỏ chạy. Hoặc khi bị xử lý thường nại ra nhiều lý do về việc phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm như “vội”, “quên” thậm chí còn khóc lóc…

Nhiều trường học đã đưa quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. Nhiều trường hợp đã bị CSGT xử lý. Nhưng hình như hiệu quả của các biện pháp tuyên truyền, xử phạt chưa thực sự hiệu quả. Vậy nên mỗi ngày lượng xe đạp điện vi phạm lại xuất hiện càng nhiều trên đường phố.

Đề nghị lực lượng CSGT cũng như ngành Giáo dục cần có những biện pháp mạnh cũng như đưa ra các hình thức xử phạt đủ sức răn đe để người điều khiển xe đạp điện chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

Trước nguy cơ tai nạn giao thông, từ năm 2014 và 5 tháng đầu năm 2015, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đã lập chuyên đề xử lý vi phạm liên quan đến xe đạp điện. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, từ ngày 20/1 đến nay, các Đội CSGT đã xử lý 494 xe đạp máy điện, xe đạp điện, chủ yếu là lỗi không đội mũ bảo hiểm.
M.Phương - Đ.Quang

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文