Bộ Giao thông - Vận tải vẫn “lúng túng” trong quản lý Grab, Uber

09:48 20/12/2017
Bộ GTVT vẫn tỏ ra “lúng túng” trong việc nên áp Grab hay Uber vào quản lý như loại hình vận tải taxi hay kinh doanh vận tải xe hợp đồng. Trong khi đó, lượng xe tham gia hoạt động này đang gia tăng chóng mặt.

Chiều 19-12, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đã tổ chức Hội nghị  tổng kết 2 năm triển khai thực hiện thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.  

Sau gần 4 tiếng lắng nghe ý kiến các đơn vị liên quan, Bộ GTVT vẫn tỏ ra “lúng túng” trong việc nên áp Grab hay Uber vào quản lý như loại hình vận tải taxi hay kinh doanh vận tải xe hợp đồng. Trong khi đó, lượng xe tham gia hoạt động này đang gia tăng chóng mặt.

Ông Trần Bảo Ngọc- Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, sau gần 2 năm, tính đến thời điểm hiện tại có 4/5 địa phương chính thức tham gia thí điểm gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hoà và Thành phố Hồ Chí Minh; có 10 đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng để thực hiện. Ngoài ra Bộ GTVT cũng đã nhận được đề xuất của 7 công ty có đề án gửi về Bộ chưa được chấp thuận do chưa có ý kiến của các địa phương . 

Lực lượng chức năng xử lý taxi truyền thống vi phạm lỗi dừng đỗ sai quy định.

Hiện có 866 đơn vị với 36.809 phương tiện tham gia thí điểm. Trong đó trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là 506 đơn vị vận tải, 3 nhà cung cấp phần mềm, với 21.601 xe tham gia thí điểm; Hà Nội có 7 nhà cung cấp phần mềm, với 354 đơn vị vận tải, với 15.046 xe tham gia thí điểm; Quảng Ninh có 4 đơn vị với 62 xe; Khánh Hoà có 2 nhà cung cấp phần mềm với 100 xe tham gia.

Sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu chương trình thí điểm áp công nghệ vào hoạt động vận tải đảm bảo tính công bằng và cơ quan quản lý có định hướng ngay từ đầu. Đại diện Sở GTVT TP Hồ Chí Minh thẳng thắn: Uber, Grab là loại hình kết nối công nghệ, song TP Hồ Chí Minh cũng thấy gần giống loại hình taxi hơn, vì họ quyết định giá cước. 

“Sau 2 năm thí điểm, tôi mong muốn làm rõ, loại hình này là taxi hay vận tải công cộng. Loại hình này cũng đang gây bất ổn xã hội. Trong thời điểm chúng ta chưa tổng kết xong, tôi đồng ý kéo dài thí điểm, song phải bổ sung chế tài xử phạt, cụ thể nên tạm thời chốt số lượng, không cấp phép thí điểm thêm”, vị này nhấn mạnh. 

Cùng quan điểm, ông Vũ Văn Viện nêu ý kiến: Chúng ta không phủ nhận việc đưa taxi công nghệ vào hoạt động đã tận dụng được một phần xe nhàn rỗi. Cước vận tải rẻ hơn, giúp cho người dân giảm thời gian, chi phí đi lại; góp phần thúc đẩy sự đổi mới khoa học công nghệ trong taxi truyền thống... 

Tuy nhiên cũng có mặt trái, như số lượng phương tiện gia tăng nhanh chóng (xe dưới 9 chỗ hoạt động như taxi), phá vỡ quy hoạch giao thông của Hà Nội. Cùng đó, hành khách bị ép về giá (giá tự tăng vào các khung giờ khác nhau) không được thoả thuận, chưa công khai.  

“Dưới một góc độ khác, bản chất xe áp dụng công nghệ đa phần là xe dưới 9 chỗ hoạt động như taxi, vì vậy chúng ta cần nhận diện rõ để đưa vào quản lý. Loại hình này cần được quản lý như taxi phù hợp bản chất hơn là quy vào xe hợp đồng”, ông Viện đề xuất. 

Thẳng thắn phản bác việc cho Uber, Grab tham gia thí điểm ở Khánh Hoà, đại diện Sở GTVT tỉnh này phát biểu: “Uber, Grab đang nhầm lẫn có tính toán. Mục đích Uber, Grab ban đầu là sử dụng xe cá nhân nhàn rỗi để kết nối khách hàng, nhưng tôi khẳng định, có tới 90% xe Grab, Uber đang hoạt động là xe cá nhân mới dùng kinh doanh”. 

Do đó, khi  sửa đổi Nghị định 86, cần quy định rõ Uber, Grab là dịch vụ nào. Hiện có rất nhiều người vay ngân hàng mua xe để tham gia hoạt động. Nếu sau này, kết thúc quá trình thí điểm, thì sẽ thế nào? Người vay ngân hàng có rơi vào tình trạng nợ ngân hàng...? Tại Khánh Hoà, chúng tôi đã hạn chế một số lượng xe nhất định. Uber đến Khánh Hoà không có văn phòng, đại diên pháp lý để  hoạt động. Kể cả Grab, chúng tôi cũng chưa đồng ý. Nhưng họ  lách luật bằng cách đưa xe từ TP Hồ Chí Minh ra Khánh Hoà hoạt động. 

“Hôm nay một lần nữa tôi đề xuất dừng thí điểm Uber, Grab tại Khánh Hoà. Tôi cũng đề nghị Bộ GTVT làm rõ việc tiếp tục  cho thí điểm hay không. Khi chưa hoàn thiện được cơ sở pháp lý thì dừng cấp phép thêm. Đồng thời làm rõ loại hình này để hạn chế việc gia tăng đột biến xe cá nhân tham gia lưu thông”, vị này nhấn mạnh.

Trong khi các địa phương phản đối,  Giám đốc Uber tại Việt Nam  Tom White cho rằng, họ đã công khai về giá cước. Còn Thứ trưởng Lê Đình Thọ lại cho rằng, Uber cần minh bạch hơn nữa bằng cách thông báo giá với đơn vị quản lý. 

Đại diện của Uber tại Việt Nam đối đáp: “Tôi nghĩ nguyên tắc đầu tiên là không nên khống chế về giá cước. Nên để cho đơn vị cung cấp vận tải xác định giá. Còn việc quản lý thế nào để chặt chẽ hơn, hiện nay chúng tôi cũng chưa có đề xuất nào thêm, hiện đang chờ ý kiến từ Bộ GTVT”. 

Đại diện Vụ Vận tải lý giải thêm: “Chúng ta không nên gọi Uber và Grab là đơn vị kinh doanh vận tải vì họ chỉ có phần mềm. Nên không có chuyện Uber là chủ của lái xe. Ở đây chỉ là ký hợp tác. Không nên coi đây là xe hợp đồng công nghệ hay taxi công nghệ. Khi một phần mềm ứng dụng được sử dụng trên một xe, nó không làm thay đổi bản chất của xe”.

Trước sự phản ứng gay gắt của lãnh đạo Sở GTVT các địa phương, cũng như hiệp hội taxi các tỉnh thành, lãnh đạo Bộ GTVT tỏ ra lúng túng. Thứ trưởng Lê Đình Thọ phân trần: “Chúng tôi đã nhìn nhận và tiếp thu qua ý kiến của doanh nghiệp, dư luận, hợp tác xã. Thời gian tới Thủ tướng Chính phủ có giao cho Bộ GTVT nghiên cứu sửa đổi Luật Giao thông đường bộ. Luật này đã thực hiện từ năm 2008 đến giờ đã đi vào đời sống, ít phải sửa đổi. Nhưng đến giai đoạn hiện nay, cũng cần phải nghiên cứu bổ sung, để phù hợp với xu thế, tăng sự quản lý của nhà nước”. 

Thứ trưởng cũng thông tin thêm: Các đơn vị cung cấp phần mềm nếu không thực hiện theo đúng các quy định trong thí điểm và phạm vi được phép thí điểm thì sẽ dừng hoạt động cung cấp dịch vụ và kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định. 

Đối với một số địa phương đã xuất hiện đơn vị vận tải, đơn vị cung cấp phần mềm tự ký thỏa thuận và cung cấp ứng dụng gọi xe hoạt động tự phát, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng cho phép, ưu tiên các đơn vị này nếu có nhu cầu thực hiện thì có đề án để báo cáo Ủy ban nhân dân thống nhất với Bộ cho phép và hướng dẫn thực hiện, tránh hoạt động tự phát dẫn đến không quản lý

Phạm Huyền

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文