Cảnh báo lợi dụng “phạt nguội” vi phạm giao thông để lừa đảo
- Áp dụng xử phạt nguội, ngăn việc “chống lưng” cho xe quá tải
- Dán thông báo xử phạt “nguội”: Phát huy hiệu quả, được người dân ủng hộ
- Phạt nguội gần 600 ôtô vi phạm trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai
- Đề xuất lắp camera phạt nguội trên toàn quốc
- Xuất hiện hành vi đối phó với hình thức phạt nguội của CSGT
Các đối tượng này tự xưng là tổng đài viên của CSGT hỏi: “Anh (chị) đã nhận được biên bản xử phạt chưa? Hoặc anh (chị) gây tai nạn giao thông (có thời gian, địa điểm)… đến nay đã quá thời hạn xử lý; đề nghị anh (chị) cung cấp số biên bản, nếu chưa nhận được biên bản, yêu cầu anh (chị) cung cấp tên, tuổi, địa chỉ, số CMND, CCCD, số hộ chiếu, số tài khoản ngân hàng… để (Cục CSGT, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…) cung cấp cho anh (chị) số biên bản, hành vi vi phạm, hình thức xử lý, số tiền xử phạt…”.
Sau đó các đối tượng này sẽ yêu cầu người nghe máy chuyển tiền vào tài khoản định sẵn của đối tượng lừa đảo hoặc cung cấp mã OTP để chuyển tiền vào tài khoản của chúng với vỏ bọc xác minh, điều tra, xử lý “phạt nguội”. Đồng thời yêu cầu nạn nhân giữ bí mật với gia đình, kể cả nhân viên ngân hàng về mục đích chuyển tiền để chiếm đoạt.
Người dân cần cảnh giác các đối tượng lợi dụng "phạt nguội" để lừa đảo |
Cục CSGT khẳng định theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 100 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, Thông tư 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình TTKS xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT tất cả các trường hợp vi phạm TTATGT được phát hiện thông qua hệ thống giám sát hoặc các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, đều được lực lượng CSGT gửi thông báo bằng văn bản tới chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm đề nghị tới đơn vị phát hiện vi phạm để xử lý (hay còn gọi là “phạt nguội”). Hoặc chủ phương tiện được Công an xã, phường, thị trấn mời tới trụ sở để tiếp nhận thông báo của CSGT, hoặc khi đi đăng kiểm phương tiện sẽ được cơ quan đăng kiểm thông tin về trường hợp vi phạm và đề nghị tới đơn vị CSGT phát hiện vi phạm để xử lý.
Do vậy, khi nhận được giấy thông báo vi phạm của cơ quan chức năng, đến ngày hẹn, chủ xe hoặc người điều khiển mang đầy đủ giấy tờ cần thiết lên trụ sở đơn vị CSGT ra thông báo để làm việc.
Cục CSGT, các đơn vị CSGT không gọi điện thoại thông báo vi phạm TTATGT, không yêu cầu người vi phạm chuyển tiền nộp phạt vào bất kỳ tài khoản nào.
Người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác đối với loại tội phạm này, cảnh giác với các cuộc gọi thông báo liên quan đến biên lai phạt nguội giao thông. Không cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân, lai lịch, chứng minh nhân dân, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng (tên người dùng, mật khẩu đăng nhập, mã xác thực OTP, địa chỉ email) cho người khác.