Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần dự báo vận tải để có đề xuất phù hợp

09:53 30/08/2018
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa tổ chức hội thảo báo cáo nghiên cứu giữa kỳ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để hoàn thiện báo cáo cuối kỳ.

Theo lãnh đạo Bộ GTVT báo cáo tiền khả thi nghiên cứu giữa kỳ có nhiều điểm mới so với nghiên cứu được trình bày tại Quốc hội năm 2010. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tại Hội thảo lại cho rằng, dù dự án có tổng mức đầu tư khá cao khoảng 58,710 tỷ USD, trong đó hai đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP HCM được đầu tư trước, phân kỳ trong 10 năm (2020-2030) với tổng vốn hơn 24 tỷ USD, thì “siêu dự án” vẫn cần làm rõ hiệu quả đầu tư và phân tích tính rủi ro.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, báo cáo tiền khả thi nghiên cứu giữa kỳ có nhiều điểm mới so với nghiên cứu được trình bày tại Quốc hội năm 2010. 

Cụ thể, liên quan đến hạ tầng, trên quan điểm được nhiều chuyên gia đồng thuận là trong bất luận hoàn cảnh nào, đầu tư hạ tầng đường sắt tốc độ cao cần phải mang tính lâu dài, hướng đến đáp ứng được tốc độ cao. 

Trước đây, mục tiêu nghiên cứu là tuyến đường sắt mới, đường đôi khổ 1.435mm có tốc độ thiết kế 350km/h, còn đến nay xác định lộ trình trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160-200km/h (hạ tầng đủ tiêu chuẩn để tương lai khai thác 350km/h), phấn đấu sau 2050 triển khai tổ chức khai thác tốc độ 350km/h trên toàn tuyến. 

Sự khác biệt lớn của báo cáo so với lần nghiên cứu trước được đưa ra Quốc hội là đã lượng hóa bằng các con số, số liệu cụ thể. Nghiên cứu cũng cập nhật lại các số liệu điều tra được cập nhật năm 2017 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, dân cư, phân bổ vận tải trên trục Bắc - Nam”, Thứ trưởng Đông cho biết. 

Điểm mới khác là trong quá trình nghiên cứu, Bộ GTVT và các địa phương có tuyến đường sắt đi qua có sự phối hợp nghiên cứu, trao đổi để thống nhất đề xuất phương án hướng tuyến, vị trí các nhà ga, đảm bảo sự phù hợp các quy hoạch của địa phương, vùng và kết nối hiệu quả giữa đường sắt tốc độ cao với các phương thức vận tải khác.

“Siêu dự án” vẫn cần làm rõ hiệu quả đầu tư và phân tích tính rủi ro. Ảnh: Liêu Lãm

Về phía chuyên gia, nhiều ý kiến đã đề nghị làm rõ hiệu quả đầu tư của dự án. Cụ thể, theo TS Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật cầu đường, nhận định, đây là siêu dự án được nghiên cứu triển khai trong khi Nhà nước còn nhiều dự án khác như đường cao tốc phía Đông, phát triển hàng không. Vì vậy cần có dự báo vận tải để đưa ra đề xuất phù hợp. Việc chia các đoạn Vinh đến Nha Trang là quá lớn, nên có sự chia đoạn nhỏ hơn sẽ hợp lý trong phân kỳ đầu tư. 

"Việc đề xuất phương án tốc độ cần phân tích kỹ, lưu ý dù phương án nào thì việc đầu tư hạ tầng cũng cần theo tiêu chuẩn 350 km/h", ông Long nói. Tương tự, ông Vũ Hoài Nam, Trưởng bộ môn đường sắt đô thị giao thông, ĐH Xây dựng, cho rằng, dự án cần lượng vốn rất lớn nên cần phân tích rủi ro, trong khi đây là vấn đề mà tư vấn chưa đề cập. 

"Nếu không phân tích kỹ khả năng hoàn vốn, giải phóng mặt bằng, tỷ giá thì rủi ro rất lớn. Ngoài ra, phát triển đường sắt cao tốc thì thị phần hàng không ảnh hưởng, dẫn đến áp lực chung với nền kinh tế", ông Nam nói. Theo chuyên gia Nguyễn Trọng Bách, trước kia dự án đường sắt cao tốc có nhiều điểm chưa được làm rõ, đơn cử như hiệu quả đầu tư nên Quốc hội đã bác bỏ. "Các vấn đề liên quan cần được giải đáp trong đợt này", ông Bách bày tỏ.

Các ga dự kiến trên tuyến đường sắt tốc độ cao

Được biết, trong tháng 9-2018, Bộ GTVT sẽ tiếp tục tổ chức các hội thảo chuyên đề về mô hình đầu tư, huy động nguồn vốn, tổ chức quản lý, khai thác vận hành dự án. Bộ GTVT yêu cầu Tư vấn tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, địa phương, nhà khoa học để hoàn thành, tổ chức báo cáo nghiên cứu cuối kỳ vào tháng 10-2018.

Phạm Huyền

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文