Gỡ “điểm nghẽn” giao thông thủy vùng ĐBSCL: Sớm khơi thông để đất “chín rồng” cất cánh

07:37 29/12/2019
Để Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển một cách bền vững theo đúng tinh thần Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, sớm trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá phát triển của cả nước, thời gian tới cần tập trung nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trong đó có giao thông thủy một cách đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá, nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh…

Ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam phân tích, giao thông đường thủy nội địa Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Chưa kể, dòng chảy của sông làm tăng vận tốc của tàu khi hành trình xuôi nước tương đương hàng triệu mã lực của động cơ đang hoạt động trị giá hàng tỷ USD. Vận tải đường thủy nội địa còn rất nhiều lợi thế, trước hết không cần phải làm đường, chỉ cần duy tu, nạo vét, là có thể hoạt động liên tục trong 4 mùa… 

Về năng suất lao động, 1 lao động vận tải bộ tối đa chỉ đảm nhận 20 tấn hàng/chuyến, còn dùng sà lan vận chuyển, 1 lao động có thể đảm nhận khoảng 400 tấn hàng/chuyến. Để gỡ được “điểm nghẽn” trong phát triển vận tải đường thủy nội địa ở khu vực ĐBSCL, trước hết cần phải gỡ các “nút thắt” ở hạ tầng (luồng, tuyến).

Trạm CSĐT Vàm Kỳ Hôn (Phòng CSGT Công an tỉnh Tiền Giang) ra quân cao điểm bảo đảm TTATGT trên tuyến kênh Chợ Gạo.

Tiền Giang nằm ở cửa ngõ của vùng ĐBSCL, tuyến kênh Chợ Gạo được xem là con đường huyết mạch nối các tỉnh trong vùng với TP Hồ Chí Minh. Hiện tuyến kênh Chợ Gạo chỉ mới được đầu tư giai đoạn 1. Đây chính là “điểm nghẽn” lớn nhất trong vận tải đường thủy nội địa ở Tiền Giang và cả khu vực ĐBSCL. Bởi khi thủy triều xuống, các phương tiện có tải trọng lớn không thể di chuyển an toàn qua tuyến kênh này, dẫn đến tình trạng ùn ứ. 

“Khi thủy triều xuống, sà lan không thể di chuyển được nên phải tìm chỗ neo đậu để chờ con nước”, thuyền trưởng Nguyễn Văn Hai chia sẻ. Theo lãnh đạo Trạm CSĐT Vàm Kỳ Hôn, hiện nay một số điểm trên tuyến kênh vẫn còn tình trạng luồng bị khan cạn. Các phương tiện lớn thường xuyên mắc cạn, nhất là phương tiện có mớn nước trên 3m hoặc có tải trọng từ 2.000 - 4.000 tấn thường xuyên mắc cạn vào lúc mực nước ròng, khi phương tiện vướng cạn làm các phương tiện khác không di chuyển được. 

Ông Trần Đỗ Liêm cho rằng, cần có chính sách tổng thể, quy hoạch chi tiết trên phương diện tổng thể cho từng vùng, khu vực và địa phương để thúc đẩy vận tải đường thủy nội địa phát triển. Song song đó, cần đầu tư cho hạ tầng giao thông đường thủy bởi nếu không có hạ tầng thì không thể phát triển được vận tải. 

Các cảng có quy mô cho vùng, khu vực phải được đầu tư: cầu cảng đủ kích thước, bãi làm hàng ICD, trang thiết bị hiện đại, mặt bằng làm kho bãi, đường kết nối… Đồng thời, tổ chức hệ thống quản lý đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế, kết nối với các khu công nghiệp, đường cao tốc, quốc lộ, cảng biển.

Để vận tải đường thủy nội địa phát triển đúng tầm, doanh nghiệp phải có tư duy làm ăn lớn. Nhà nước sớm có chính sách hỗ trợ, khuyến khích tư nhân liên kết tạo thành các hợp tác xã, công ty mới đủ sức thực hiện các đơn hàng có khối lượng ngày càng lớn, tiếp nhận vốn và đầu tư công nghệ, nguồn nhân lực. 

Do đó, một chính sách khuyến khích ngành vận tải đường thủy nội địa quy tụ được nhiều vốn đầu tư, nguồn nhân lực với chuyên môn cao có thể áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, quản lý theo công nghệ 4.0 là một yêu cầu cần thiết, cấp bách hiện nay. Nếu làm nhanh việc này thì đây chính là điểm khởi đầu của chuỗi logictics, từ đó nhanh chóng giảm chi phí trong cả chuỗi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 

Mỗi năm Nhà nước mới chỉ đầu tư khoảng 4%-5% ngân sách cho giao thông đường thủy nội địa trong tổng số tiền đầu tư cho hạ tầng giao thông. Đây là con số ít ỏi và chưa xứng tầm với tiềm năng hiện có. Với luồng, tuyến, số lượng phương tiện, bến, cảng, các phương tiện giao thông hiện nay mới chỉ khai thác được khoảng 50%-60% nguồn vốn hiện có. Với tiềm năng do tự nhiên, thế hệ trước để lại, người dân đang đầu tư… thực tế chúng ta mới chỉ khai thác được từ 55%-60% công suất phương tiện, chưa đến 40% hạ tầng luồng tuyến, khoảng 60% công suất của bến, cảng.

Ông Nguyễn Văn Ửng, Giám đốc Công ty Nông Thuận Phát (Tiền Giang) phân tích nếu nhà máy hay kho hàng của doanh nghiệp không nằm cặp sông thì vận tải đường bộ sẽ rẻ hơn đường thủy. Bên cạnh đó, vận tải đường thủy chậm hơn so với đường bộ, có khi hàng bị kẹt ở cảng đến 3-4 ngày. 

Với việc sản xuất kinh doanh, phân bón, công ty hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ chiếm khoảng 80%-90%. “Cũng cần nói thêm, ngoài việc lấy hàng từ cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh), công ty còn lấy hàng từ Nhà máy đạm Cà Mau. 

Một số tuyến kênh ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng rất nhỏ nên sà lan có tải trọng trên 200 tấn phải chờ nước lớn mới vào lấy hàng được. Do đó, muốn phát triển vận tải đường thủy nội địa cần phải khắc phục được những bất cập này”, ông Nguyễn Văn Ửng cho hay. Theo bà Lương Thị Diễm Trang, Giám đốc Công ty CP Cảng Mỹ Tho, vận chuyển hàng hóa từ TP Hồ Chí Minh về các tỉnh ĐBSCL bằng đường thủy vẫn là phương án tối ưu nhất. Vận tải đường thủy sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với đường bộ.

Chính phủ đã đồng ý cho Cần Thơ tiến hành quy hoạch trung tâm logistics hạng 2 với diện tích 242ha đặt tại quận Cái Răng. Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ, phân tích: “Trước xu thế hội nhập, cạnh tranh quốc tế và nhu cầu lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa qua khu vực ĐBSCL ngày càng tăng, cần có hệ thống logistics hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảm chi phí nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa. Thời gian qua, phần lớn các loại hàng hóa phải trung chuyển lên các cảng ở miền Đông Nam bộ để xuất khẩu, chi phí tăng thêm ít nhất khoảng 10 USD/tấn”. 

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật biển cho rằng, ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước, có vai trò quan trọng phát triển kinh tế quốc gia. Do vậy, cần đẩy mạnh phát triển logistics để tạo thuận lợi cho giao thương và nâng cao được sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản. 

Ông Chu Văn An, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú dẫn chứng: “Tập đoàn có 2 nhà máy tại Cà Mau và Hậu Giang. Từ Cà Mau lên TP Hồ Chí Minh mất chi phí 11 triệu đồng/container và từ Hậu Giang đi TP Hồ Chí Minh mất 7 triệu đồng/container. Hàng năm, Tập đoàn chở 6.700- 7.000 container lên cảng ở TP Hồ Chí Minh, chi phí logistics riêng vận chuyển hàng hóa là hơn 60 tỷ đồng”. 

Theo PGS-TS Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam, nông sản ở ĐBSCL ít được trực tiếp xuất khẩu từ vùng mà phải chở lên các cảng ở Đông Nam bộ. Hàng năm, các nhà máy tại ĐBSCL vận chuyển từ 2-3 triệu tấn thuỷ hải sản, 6-7 triệu tấn gạo, khoảng 3 triệu tấn trái cây đến hệ thống kho và cảng ở TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ đây, hàng hoá được xuất khẩu đi Châu Âu. 

“Các địa phương khu vực ĐBSCL, nhất là Cần Thơ cần có quyết tâm hơn trong việc hình thành một trung tâm logistics của vùng. Nhưng cần có nghiên cứu, đánh giá nhu cầu sử dụng logistics ở khu vực này ở từng mặt hàng cần những dịch vụ cụ thể nào, để khi xây dựng trung tâm logistics phù hợp với đặc trưng, nhu cầu những mặt hàng của các địa phương, tránh xây dựng lãng phí mà không đáp ứng được nhu cầu”, PGS-TS Hồ Thị Thu Hòa nhấn mạnh.

V.Đức – V.Vĩnh

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文