Hà Nội kêu gọi gần 3000 tỷ đồng từ xã hội hóa xây dựng các dự án bãi đỗ xe
- Hà Nội xây dựng Dự án bãi đỗ xe ngầm tại 295 Lê Duẩn
- Chấp thuận xây bãi đỗ xe ngầm trong công viên Thống Nhất
- Bãi đỗ xe cao tầng ở Hà Nội: Những dự án trên giấy
Cụ thể, bãi đỗ xe ở phần không gian ngầm tại số 295 Lê Duẩn, quận Đống Đa quy mô 1,03ha, tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng. Bãi đỗ xe trước cổng và trong Công viên Thống Nhất, giáp phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng quy mô 0,3ha, tổng mức đầu tư dự kiến 450 tỷ đồng.
Bãi đỗ xe Công viên Tuổi trẻ ở Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng quy mô 1,12ha, tổng mức đầu tư 800 tỷ đồng. Bãi đỗ xe Quảng Trường 19.8 (cả phạm vi dưới vườn hoa) quận Hoàn Kiếm quy mô 0,32ha, tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng. Bãi đỗ xe ngầm sân vận động Quần Ngựa, quận Ba Đình 1,12ha có mức đầu tư dự kiến 800 tỷ đồng.
Thực tế việc triển khai xã hội hóa điểm đỗ xe trước đây gặp nhiều khó khăn. Theo tính toán của các nhà đầu tư điểm đỗ xe, bỏ tiền vào lĩnh vực này là “bỏ tiền chẵn thu tiền lẻ.” Việc bỏ số vốn đầu tư ban đầu lớn nhưng 40-50 năm sau mới có thể hoàn vốn đầu tư, sau đó mới có lãi thì khó có nhà đầu tư nào tham gia. Vì vậy, đối với lĩnh vực này cần phải có cơ chế, chính sách khuyến khích, phá vỡ các rào cản, thu hút nhà đầu tư tham gia. Theo đó cần phải có quỹ đất sạch để bàn giao cho người đầu tư và có cơ chế miễn giảm tiền thuê đất hàng năm.
Bên cạnh đó cần ưu tiên cho người đầu tư sử dụng các nguồn vay ưu đãi để đầu tư giống như đối với các công trình an sinh xã hội như xây dựng trường học, bệnh viện...
Ngoài ra, hiện nay, các dự án đầu tư bãi đỗ xe không nằm trong danh mục công trình được ưu tiên, trong khi người đầu tư nếu vay vốn thương mại thì sẽ khó kham nổi. Đặc biệt cần có chính sách chuyển cơ chế thu phí trông giữ phương tiện hiện nay sang giá dịch vụ thì mới có thể hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các cơ quan chức năng cũng cần sớm nghiên cứu, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn một cách cụ thể cho các dự án điểm, bãi đỗ xe để các nhà đầu tư thực hiện.