Hà Nội khởi động làm đường vành đai 4
- Hà Nội "xin" cơ chế đặc thù đầu tư tuyến đường vành đai 4 và 5
- Hà Nội: Khởi công đường vành đai 4 và 5 trong giai đoạn 2021-2025
- Sớm hoàn thành quy hoạch chi tiết đường vành đai 4 Hà Nội
Nếu được Quốc hội thông qua và triển khai sớm, dự án trọng điểm này sẽ chấm dứt tình trạng phải nằm trên giấy trong suốt 9 năm qua.
Hướng tuyến đường vành đai 4 theo quy hoạch. |
Đây là tuyến đường đi qua địa bàn Hà Nội - Hưng Yên - Bắc Ninh, khu vực Hà Nội chiếm khoảng 65% chiều dài. Do đó, việc xây dựng tuyến đường được coi là một trong những động lực cho sự phát triển kinh tế TP trong 5 năm tới.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, tuyến vành đai 4 có vai trò quan trọng, góp phần kết nối với các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô. Việc đầu tư sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội hơn là các tuyến đường trong nội thành có chi phí giải phóng mặt bằng lớn.
Đường vành đai 4, vùng Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch chi tiết 10 năm trước (Quyết định số 1278 ngày 29/7/2011) với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, cụ thể hóa quy hoạch vùng, liên kết các tuyến cao tốc, quốc lộ hướng tâm, kết nối các đô thị vệ tinh. Tuyến đường được dự kiến hoàn thành năm 2020 nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai.
Theo quy hoạch, đường đi qua địa giới hành chính của 14 quận, huyện, thành phố trực thuộc 3 tỉnh, thành phố. Điểm đầu tại km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội). Điểm cuối là km35+300 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Tổng chiều dài khoảng 98km (qua Hà Nội 56km; đoạn qua Hưng Yên trên 20km và đoạn qua Bắc Ninh hơn 21km).
Nhu cầu vốn đầu tư toàn tuyến vành đai 4 khoảng 66.500 tỷ đồng (phần kinh phí này không bao gồm kinh phí xây dựng các cầu vượt trực thông của các tuyến đường đang lập quy hoạch và sẽ được đầu tư xây dựng theo nguồn vốn của dự án này).