Người Hà Nội loay hoay tìm đường vượt bậc tam cấp

10:40 22/03/2017
Sau hơn 1 tuần mở chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhiều tuyến đường tại Hà Nội đã có một bộ mặt khác, thông thoáng, rộng rãi và sáng sủa hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sau khi phá bỏ các bậc tam cấp, cũng có không ít gia đình sinh hoạt xáo trộn vì có nhà cao hơn đường bất thường. Và nhiều gia đình, muốn vào nhà, phải kê ghế đẩu thay bậc tam cấp.


Vui, buồn cùng bậc tam cấp

Trong hai ngày 20 và 21-3, tại nhiều tuyến phố như Khâm Thiên, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng, Hào Nam, đường Kim Liên Mới, đường Ô Chợ Dừa mới... nhiều vỉa hè trên các tuyến đường này trở nên thênh thang và thoáng đẹp hơn. Tại các số nhà vi phạm lấn chiếm vỉa hè, sau khi các bậc tam cấp được phá bỏ, người dân cũng đã tự hoàn thiện trát phẳng, dọn dẹp gọn gàng. 

Với các hộ có có nền nhà thấp, không cao hơn đường quá nhiều thì việc bị phá bậc tam cấp không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình sau khi bị phá bỏ tam cấp, nền nhà cao hơn đường 60-70cm. Hằng ngày, các hộ này phải trèo lên, trèo xuống nhà rất bất tiện. 

Vừa dọn dẹp phần vỉa hè vừa phá, chị Trần Thị Tuyết, chủ cửa hàng tạp hoá trên đường Ô Chợ Dừa mới chia sẻ: “Sau khi dỡ bỏ bậc tam cấp, nền nhà tôi cao hơn mặt đường tới gần 1m, người già, trẻ nhỏ lên xuống rất khó khăn. Nhà xây từ trước khi có đường, nay không biết tính thế nào, nếu xây bậc tam cấp giật vào trong nhà, thì diện tích còn lại chẳng là bao. Vì thế, để lên xuống dễ dàng, chắc tôi phải xếp tạm mấy miếng gỗ. Khi nào lực lượng chức năng đến lại phải nhấc lên thôi”.

Cách đó vài chục mét, bác Nguyễn Thanh, ở số nhà 23 đường Ô Chợ Dừa cũng cho hay: “Chủ trương của TP thì phải chấp hành”. Bác vừa nói vừa chỉ tay ra hướng vỉa hè: Nếu xếp hai hàng xe thì vẫn còn một khoảng rộng dành cho người đi bộ, nên nếu được thì cơ quan chức năng cũng nên cho chúng tôi để bậc gỗ, vì hiện giờ nhà cao hơn vỉa hè gần 1m, lên xuống rất vất vả, xe không thể dắt lên nhà, mà phải gửi đi nơi khác”. 

Những hạng mục xây dựng lấn chiếm vỉa hè bị tháo dỡ. Ảnh: CTV

Tình trạng nhà cao hơn đường cũng xảy ra tương tự với nhiều hộ dân trên phố Xã Đàn. Nhiều gia đình sau khi mất bậc tam cấp phải sử dụng những bậc tam cấp "tạm thời" để thuận tiện cho việc đi lại.

Cũng theo ghi nhận của phóng viên, trong khi các bậc tam cấp lấn chiếm trên vỉa hè của người dân bị phá dỡ, thì tại các phố như Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn… vỉa hè vẫn tồn tại rất nhiều các hộp kỹ thuật của điện lực. Không chỉ chiếm nhiều diện tích vỉa hè, sự “hiện diện” của các hộp kỹ thuật này còn là nỗi hoang mang của người dân vì sợ không an toàn. Thậm chí trên nhiều tuyến đường, vỉa hè rộng chừng hơn 1m, nếu gặp phải bốt điện, hay tủ viễn thông người đi bộ không còn phương án nào khác là đành phải đi xuống lòng đường. 

Chị Thái Trinh bán hàng trên phố Nguyễn Lương Bằng chia sẻ: Ngày trước cứ hễ đi bộ trên  đường này, hầu như mình phải đi bộ vì vỉa hè lúc thì vướng xe, lúc thì vướng bốt điện. Nay họ dẹp được bậc tam cấp,  xe cũng để gọn hơn, vỉa hè coi như rộng thêm, nhưng mấy bốt điện thì chưa thấy động tĩnh gì. Mấy cái bốt này gặp trời mưa, người dân đi qua đi lại cũng rất sợ, vì thế cơ quan chức năng nên tính đến cả việc này nữa”.

Lỗi không hoàn toàn thuộc về người dân

Theo Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm (nguyên Kiến trúc sư trưởng Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội), việc thành phố ra quân dẹp vỉa hè, dỡ bậc tam cấp là chủ trương đúng, cần dư luận ủng hộ. Cách đây 25 năm, Hà Nội đã quy định rất rõ về xây dựng bậc tam cấp đối với những ngôi nhà mặt đường. Tuy nhiên, từ đó đến nay, cả người dân và cơ quan chức năng đều không thực hiện nghiêm chỉnh. 

Ông Nghiêm phân tích, việc xây dựng ở đô thị có quy định và quy chuẩn cụ thể. Ví dụ, từ năm 1992 đã có quy định với nhà tiếp giáp với mặt đường, người dân có thể làm bậc tam cấp đua ra không quá 30cm. Tuy nhiên, trên hầu hết tuyến phố, các hộ dân lấn ra vỉa hè 2-3 bậc. Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. 

Tam cấp tạm bằng gỗ trên đường Kim Liên Mới.

Thứ nhất là người dân chưa nắm được quy định. Thứ hai là nắm được nhưng cố tình không thực hiện. Song trên thực tế, phần lớn công trình xây dựng nhà ở Hà Nội đều được cơ quan chức năng cấp phép xây dựng. Nhiều nơi cấp phép cho xong chứ không xuống kiểm tra khi công trình đang thi công hay đã hoàn thành. Ngoài ra quy định về mái vẩy, mái hắt, thậm chí vị trí chảy nước điều hòa nhiệt độ cũng có. Phải nói thẳng ra là lỗi không phải do quy hoạch mà vì ý thức của người dân chưa cao và năng lực quản lý của cơ quan chức năng yếu kém.

Nói về giải pháp xử lý bậc tam cấp thế nào cho hợp lý, Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, trong kỹ thuật có rất nhiều cách để khắc phục. Trước mắt, người dân có thể sử dụng các kết cấu tạm để lên xuống. Phương án này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống vì rất mất thời gian và phiền phức. Về lâu dài, người dân nên điều chỉnh lại, đẩy lùi bậc tam cấp vào đúng ranh giới phần đất nhà mình. Thực tế, nhiều gia đình ở Hà Nội đã thực hiện việc này rồi.

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, người có 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu giao thông đánh giá cao việc các cấp chính quyền tại Hà Nội quyết tâm dọn dẹp vỉa hè, trả lại hành lang cho người đi bộ. 

Ông cũng cho rằng, khi vỉa hè được dọn dẹp để giành lại hành lang cho người đi bộ sẽ khiến cho nhiều người kiếm sống trên vỉa hè cảm thấy bức xúc và dễ gây ra việc tái chiếm lại. Việc giành lại vỉa hè ở Hà Nội nên có những chính sách, biện pháp lâu dài như xây dựng các điểm đỗ xe để người dân có nơi để xe và có nơi họp chợ cho người dân để bớt các chợ cóc, người bán hàng rong. 

“Mình làm phải lấy người dân làm trung tâm. Bởi khi lấy lại vỉa hè sẽ khiến cho hàng vạn người không có công ăn việc làm, hàng triệu chiếc xe không có chỗ để. Vì vậy, kết quả sẽ tốt hơn nếu các cấp lãnh đạo ở các TP làm nhanh các dự án họp chợ và để xe cho người dân. Có như vậy, việc giành lại vỉa hè mới bền chặt”, TS Nguyễn Xuân Thuỷ đề xuất.

P.Huyền – Ngọc Yến

Trong khí thế hào hùng của những ngày tháng 4 lịch sử, những người bạn quốc tế, cũng là những chuyên gia nghiên cứu lịch sử chính trị, đã dành nhiều lời ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam - gọi đây là biểu tượng của chính nghĩa và tình đoàn kết quốc tế.

Dòng người cứ tăng dần, mỗi phút trôi qua lại có rất nhiều phần vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa được mọi người "xí phần” làm chỗ chờ xem diễu binh vào ngày 30/4.

Khởi chiếu vào những ngày tháng tư lịch sử, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán giả. Một bộ phim nữa cùng khai thác đề tài chiến tranh cách mạng là “Mưa đỏ” cũng đang được tích cực hoàn thiện để ra rạp vào ngày 2/9. Như vậy, cùng với những bộ phim kinh điển ghi dấu trước đó, niềm hân hoan, tự hào về ngày thống nhất 30/4 vẫn luôn là nguồn cảm hứng dạt dào với những người làm điện ảnh...

Công an tỉnh Vĩnh Long khẩn trương điều tra làm rõ diễn biến hành vi gây án của Nguyễn Vĩnh Phúc, người đã dùng súng bắn Nguyễn Văn Bảo Trung và các tình tiết liên quan. Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an kiểm tra toàn bộ hồ sơ vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 4/9/2024 làm con của Phúc tử vong và quá trình giải quyết khiếu nại trong vụ việc.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 28/4, tại lòng hồ Kẻ Gỗ, thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance chính thức tổ chức Đại lễ Khánh thành Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ.

Những ngày tháng Tư lịch sử, Facebook “nhuộm màu đỏ” mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống đất nước đất nước. Giữa những bộn bề mạng xã hội – nơi tưởng như quá ít điểm dừng – lực lượng Công an đã lặng lẽ biến từng dòng tin, từng bài viết thành những “cánh cửa” dẫn người xem trở về với cội nguồn. Những trang fanpage vốn gắn liền với công tác điều tra, phòng chống tội phạm…, bỗng trở thành nơi lưu giữ ký ức, nơi khơi dậy lòng tự hào dân tộc một cách rất đỗi dịu dàng, gần gũi.

Những biến động mạnh mẽ trên thị trường tài chính toàn cầu trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump khiến giá đồng USD sụt giảm nhanh so với rổ tiền tệ quốc tế. Đã có ý kiến cảnh báo tình thế hiện nay sẽ thách thức vị thế thống trị kéo dài nhiều thập kỷ của đồng bạc xanh, nhưng cũng nhiều chuyên gia coi đây là sự tái cân bằng của danh mục đầu tư toàn cầu.

Từ 19h ngày 29/4 đến sáng 30/4, Công an các phường Võ Thị Sáu (quận 3), phường Bến Nghé và Bến Thành (quận 1, TP Hồ Chí Minh) cùng các đơn vị khác thuộc Công an TP Hồ Chí Minh bắt đầu điều phối hàng ngàn người dân đang ngồi chờ xem diễu binh.

Phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách trong những ngày đầu mới giải phóng, nhưng với truyền thống năng động, sáng tạo cả trong những thời điểm khó khăn và trong sự nghiệp đổi mới, TP Hồ Chí Minh đã vững vàng trở thành đô thị đầu tàu của cả nước từ nhiều năm qua. Trước vận hội mới của đất nước, thành phố mang tên Bác đã sẵn sàng tạo đà để tăng tốc… 

Với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là 50 kiều bào mới được TP Hồ Chí Minh biểu dương (25/4), những người con đã và đang sống xa Tổ quốc đã có chia sẻ cảm xúc, tình cảm về ngày trọng đại 30/4 lịch sử; những tâm tư, nguyện vọng, đồng thời kết nối sâu sắc hơn nữa tình cảm dành cho quê hương, đất nước, phát huy nguồn lực kiều bào trong giai đoạn bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự trở lại của Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ thứ hai đã đặt Liên minh châu Âu (EU) vào một thế lưỡng nan phức tạp: hoặc thích nghi với một nước Mỹ mang đậm chủ nghĩa đơn phương và lợi ích quốc gia thuần túy, hoặc phải tự xây dựng khả năng tự chủ chiến lược mạnh mẽ hơn để bảo vệ các lợi ích sống còn của mình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.