Hà Nội sẽ tăng tính kết nối hạ tầng với đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông

06:54 25/09/2018
Cuối năm nay, Hà Nội sẽ có tuyến đường sắt đô thị  đầu tiên (Cát Linh - Hà Đông) đi vào khai thác thương mại. Người dân Thủ đô cũng như cả nước mong đợi thành phố có thêm một loại hình vận tải công cộng mới, song cũng bày tỏ “tuyến đường sắt đô thị này sẽ kết nối như thế nào với hạ tầng giao thông hiện nay để tăng tính tiện lợi?”.


Tính kết nối thiếu đồng bộ

Báo cáo của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội (GTVT) cho thấy, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có 12 nhà ga. Thực tế hiện nay, hạ tầng giao thông kết nối chưa đảm bảo thuận tiện cho người và các phương tiện tiếp cận với các ga cũng như giảm ùn tắc giao thông tại các khu vực, trong đó đặc biệt tại các ga có tuyến giao thông chính, có mật độ phương tiện giao thông cao như ga Cát Linh, Láng, Vành đai 3, Yên Nghĩa.

Ngoài ra, tại khu vực ngoài các nhà ga (ngoài phạm vi dự án) thiếu hệ thống chỉ dẫn giao thông đối với hệ thống đường sắt đô thị để thuận tiện cho hành khách. Trong khi đó, hạ tầng xe buýt chưa hoàn thiện và thuận tiện phục vụ cho việc kết nối với hệ thống đường sắt đô thị, đặc biệt đối với việc hỗ trợ cho người khuyết tật tham gia vận tải hành khách công cộng.

Do vậy, Sở GTVT Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan cần nghiên cứu bổ sung hệ thống biển báo, biển dừng đỗ xe khu vực các nhà ga để thuận tiện cho hành khách đồng thời đảm bảo trật tự an toàn giao thông khu vực; rà soát, điều chỉnh các điểm chờ xe buýt cho phù hợp với các nhà ga tạo thuận tiện cho hành khách.

Trong đó có phương án, sau khi đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động, các tuyến buýt trùng sẽ được giảm và điều chỉnh để gom khách phục vụ tuyến đường sắt đô thị này. Bên cạnh đó, các vị trí hạ vỉa hè chưa đảm bảo; vỉa hè bị hàng quán chiếm dụng người đi xe lăn khó tham gia giao thông; một số khu vực có lát gạch dẫn đường cho người khiếm thị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn có vị trí lát sai rãnh dẫn đến dẫn hướng sai; thiếu các hệ thống chỉ dẫn lối sang đường…

Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành vào Tết Nguyên đán 2019.

Bày tỏ về tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sắp đi vào vận hành chính thức, anh Nguyễn Quyết Chiến ở khu đô thị (KĐT) Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội bày tỏ: “Tôi rất ủng hộ các phương tiện công cộng văn minh như buýt nhanh, metro (đường sắt đô thị). Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông này được người dân mong chờ bao năm nay cũng sắp chạy rồi. Tôi sẽ không sử dụng phương tiện cá nhân để đến nơi làm việc (trên phố Bà Triệu, Hai Bà Trưng) nếu việc sử dụng phương tiện khách công cộng hợp lý, văn minh”.

Cũng theo anh Chiến, nếu muốn di chuyển bằng đường sắt đô thị, anh sẽ phải xuống ở ga Cát Linh, tuy nhiên sau đó di chuyển bằng phương tiện gì về cơ quan thì chưa biết. Trong khi đó, nếu có xe máy để di chuyển thì không biết gửi ở đâu, chi phí ra sao?

Điều chỉnh xe buýt, hỗ trợ trông giữ phương tiện

Đây không chỉ là câu hỏi của cá nhân anh Quyết Chiến mà là vấn đề chung của phần lớn người dân Hà Nội mong muốn sử dụng đường sắt đô thị để di chuyển trong khu vực nội đô. Giải đáp vấn đề này, Sở GTVT cho biết, cơ bản các khu gian nhà ga có thể bố trí đỗ xe máy, xe đạp phục vụ hành khách tại gầm cầu thang hoặc vỉa hè xung quanh, chỉ có ga La Thành (trên phố Hoàng Cầu) là bị hạn chế (bên phải không thể bố trí, bên trái chỉ có thể bố trí ở gầm cầu thang); ga Thượng Đình bên phải không đỗ được xe (vướng khu vực cổng chợ). Tại các vị trí ga không bố trí được điểm đỗ xe, đề nghị UBND các quận sở tại nghiên cứu, đề xuất vị trí phù hợp.

Đặc biệt, khuyến khích hành khách chuyển từ sử dụng các phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng, trong đó có đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Sở GTVT Hà Nội đưa ra giải pháp xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị phục vụ tiếp cận các nhà ga của tuyến đường sắt đô thị trong khoảng cách 100-500m của các nhà ga dọc theo tuyến đường sát đô thị Cát Linh - Hà Đông (12 ga).

Hà Nội cũng tính toán cải thiện trạm dừng xe buýt tới gần các ga đường sắt; cải thiện hành lang cho việc lưu thông xe buýt, nhà chờ, hệ thống sơn kẻ, cầu vượt, cải tạo vỉa hè, lòng lề đường, cây xanh, chiếu sáng, tổ chức giao thông, các bãi đỗ các phương tiện giao thông cá nhân cho hành khách sử dụng đường sắt đô thị...

Sở GTVT nghiên cứu phương án điều chuyển các tuyến xe buýt dọc, bổ sung, các tuyến ngang kết nối và điều chỉnh tần suất hoạt động các tuyến cho phù hợp nhu cầu đồng thời nghiên cứu dịch chuyển các điểm dừng xe buýt cho phù hợp với nhà ga đường sắt.

Cụ thể, tại mỗi nhà ga bố trí một cặp điểm dừng (24 điểm dừng/12 nhà ga) sát ngay nhà ga để đảm bảo hành khách trung chuyển thuận lợi giữa xe buýt và tuyến đường sắt đô thị; xen giữa các nhà ga bố trí các điểm dừng để tạo thuận lợi cho người dân sử dụng xe buýt (cự ly gần nhất giữa các điểm dừng 300m, cự ly xa nhất giữa các điểm dừng 700m).

Giai đoạn đầu, Hà Nội điều chỉnh 50% lượt xe trùng lộ trình với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông của các tuyến 01, 02, 21A, 27 và 100% lượt xe của tuyến 33; điều chỉnh tăng cường xe buýt kết nối tại ga Cát Linh gồm các tuyến 22A, 25, 41, 90 (nghiên cứu điều chỉnh các tuyến kết nối bến xe Kim Mã và ga Cát Linh).

Thành phố cũng nghiên cứu phương án hỗ trợ vé cho hành khách, đặc biệt đối với người khuyết tật, trước mắt thực hiện miễn giảm các giá vé và giá dịch vụ đối với xe buýt; phát triển một hệ thống thẻ vé thông minh; nghiên cứu cơ chế hỗ trợ gửi xe đạp, xe máy cho hành khách đi tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Đối với các vị trí đỗ xe, ngoài các vị trí khu vực nhà ga, Sở GTVT sẽ nghiên cứu, kiến nghị thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận nghiên cứu thêm mặt bằng khu vực (trên hè, khu để xe tại các tòa nhà, các khu đất lân cận,...), phối hợp với Sở đề xuất vị trí phù hợp để trông giữ xe đạp, xe máy cho hành khách, đảm bảo thuận tiện, an toàn và đáp ứng đủ nhu cầu. 

Giai đoạn trước mắt để phục vụ kịp thời tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dự kiến cuối năm 2018 đưa vào khai thác, Sở GTVT kiến nghị TP Hà Nội cho phép đơn vị tổ chức giao thông tạm thời trên cơ sở hiện trạng, phối hợp với phương án điều chỉnh luồng tuyến xe buýt để phục vụ cho công tác vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; bố trí để xe đạp, xe máy tạm thời dưới gầm các cầu thang lên, xuống.

Diệp Linh

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình vừa hoàn tất bản kết luận điều tra, chuyển toàn bộ hồ sơ, vật chứng đến Viện VKSND tỉnh Thái Bình, đề nghị truy tố 42 bị can là cán bộ, phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam về tội "Cưỡng đoạt tài sản" theo Điều 170 Bộ luật Hình sự. Trong đó có Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam Đồng Xuân Thụ, Phó Tổng Biên tập Nguyễn Thị Ánh Hồng.

Hệ thống quản lý giao thông thông minh, trạm thu phí, kiểm soát tải trọng xe (hệ thống giám sát điều hành giao thông) thuộc các Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông phải hoàn thành đồng bộ với các dự án cao tốc đang triển khai thi công mới có thể triển khai công tác thu phí đường bộ. Đó là những nội dung quan trọng trong báo cáo mới đây được Bộ Xây dựng gửi tới các đại biểu Quốc hội.

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Sông Thác Ma, tên gọi dân dã của một nhánh nhỏ hợp lưu với sông Ô Lâu, bắt nguồn từ vùng rừng phía Tây huyện Hải Lăng (Quảng Trị), xuôi qua các làng Khe Mương, Trầm, Tân Điền, Cồn Tàu - xã Hải Sơn, rồi đổ về Hải Chánh, hòa vào sông lớn. Người địa phương gọi tên sông bằng những âm sắc giản dị, có lúc “sông Khe”, có lúc “Thác Ma”, với những ghềnh thác đổ ào ạt như tiếng người hò đêm chống Mỹ, cứu nước năm xưa.

Theo dự báo, hôm nay các tỉnh thành miền Bắc và Thanh Hóa có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to, mưa tập trung vào chiều tối, đêm.

Cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa Nga và Ukraine ngày 16/5 đã kết thúc sau chưa đầy hai tiếng và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển rõ ràng nào trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các bên.

Đòi đội công nhân đang thi công di chuyển xe đang đổ bê tông ở bên đường để đi qua không được, Phượng và người giám sát công trình đã xảy ra xô xát. Quá trình xảy ra xô xát, Phượng đã dùng tay tát anh Quyết...

Chiều 16/5, thông tin tại Hội nghị phát động cao điểm tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống CAND Việt Nam, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, Công an TP Hà Nội đã xác lập và phá thành công ổ nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế; bắt giữ 7 đối tượng, thu giữ trên 100 tấn thực phẩm chức năng giả.

Trận đấu giao hữu giữa ĐT Việt Nam và CLB Werder Bremen (Đức) tối 16/5 là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Đức. Dù để thua đậm 1-4 trước đội bóng đến từ nước Đức song đây là bài học quý báu với đoàn quân HLV Mai Đức Chung

Khoảng 7h sáng ngày 16/5, trực ban Cảnh sát 113, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Tuyên Quang nhận được tin báo của anh Trương Văn Ron, SN 1979, trú tại Tổ dân phố Hưng Thịnh, thị trấn Yên Sơn, huyện Yên Sơn về việc vợ chồng anh bị lạc trên núi Dùm (thuộc Xóm 9, xã Tràng Đà, TP Tuyên Quang) từ 20h tối 15/5, hiện đã đói khát, kiệt sức, mất phương hướng, cần cứu trợ khẩn cấp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.