Hợp long toàn tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông

17:26 08/10/2016
Ngày 8/10, phiến dầm cuối cùng trong 806 phiến trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được lao lắp thành công, hoàn tất phần hạ tầng cơ bản tuyến đường sắt trên cao đầu tiên của Hà Nội. 


Tham gia bấm nút hợp long phiến dầm cuối cùng trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, hạng mục dầm đã hoàn thành tạo nên một hệ thống cầu cạn xuyên suốt toàn dự án. Từ đây, dự án chuyển sang giai đoạn mới là thi công ray tàu và chuẩn bị lắp ráp thiết bị nhà ga, đoàn tàu.

Lãnh đạo Bộ Giao thông và Tổng thầu Trung Quốc bấm nút hợp long tuyến đường sắt. Ảnh: Đ.Loan.

Về vốn cho dự án, Thứ trưởng Trường khẳng định đã được chuẩn bị đầy đủ, công việc bây giờ là tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công trên công trường. 

Bộ Giao thông đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm nay sẽ hoàn thành việc xây lắp tất cả khối lượng bê tông, các nhà ga, đường dẫn. Từ 1/1/2017, tổng thầu bắt đầu lắp đặt thiết bị trong 6 tháng và cuối tháng 9/2017 sẽ đưa tuyến đường sắt vào khai thác thương mại. 

Các phiến dầm được nối thông toàn tuyến dài 13km. Ảnh: Đ.Loan.

Toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có 806 phiến dầm, bắt đầu được lao lắp vào năm 2014. Có nhiều loại dầm cho từng vị trí cụ thể, trong đó loại dầm nhỏ nhất trọng lượng 136 tấn, dài 18m và loại lớn nhất nặng 236 tấn, dài 32m. Toàn bộ việc thi công dầm được thực hiện vào ban đêm để đảm bảo an toàn giao thông.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA Trung Quốc. Gói thầu chính của dự án (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) do Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC.

Dự án bao gồm các hạng mục: xây dựng 13 km đường sắt đi trên cao, 1,7 km ra vào khu depot, đường sắt đôi khổ 1,435 m, tốc độ tối đa 80 km/h; trang bị 13 đoàn tàu 4 toa xe công suất khoảng 1.200 người, tần suất chạy 2 phút/chuyến. Dự án cũng bao gồm 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23 ha.

Theo vnexpress.net

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục (trước tòa nhà Hàm cá mập) trong thời gian khoảng một tháng.

Chiều 5/4, Đoàn CNCH Bộ Công an Việt Nam đã cử một tổ công tác tập hợp trang thiết bị gồm: Nhà bạt, giường cùng vật tư y tế, thuốc và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác như mỳ tôm, lương khô, nước sạch... trao tặng người dân đang điều trị tại Bệnh viên Đa khoa (1.000 giường) của Thủ đô Naypyidaw của Myanmar.

Báo cáo với UBND TP Hồ Chí Minh về tình thu phí đậu xe ô tô dưới lòng đường vào ngày 6/3 vừa qua, ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc Sở GTCC cho biết, từ tháng 12/2020 Công ty TNHH MTV DVCI Thanh niên xung phong tổ chức trông giữ xe ô tô có thu phí trên 20 tuyến đường. Trong đó địa bàn quận 1 có 12 tuyến, quận 5 có 3 tuyến, quận 10 có 5 tuyến…

Hưởng ứng chương trình của Chính phủ và chỉ đạo của Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an về chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, CLB Doanh nghiệp Cựu CAND (Hội Cựu CAND Việt Nam) đặt mục tiêu xây dựng gần 60 căn nhà mới tặng các đồng chí cựu CAND có hoàn cảnh kinh tế khó khăn ngay trong năm 2025.

Trưa ngày 5/4, Đoàn tàu chở CBCS quân đội từ miến Bắc vào TP Hồ Chí Minh tham gia diễu binh, diễu hành chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) đã dừng tại ga Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là ga tàu cuối CBCS  dừng chân để tiếp tục tập trung tại một số đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn TP Biên Hòa, tiếp tục tập luyện trước khi di chuyển về TP Hồ Chí Minh...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文