Lại đề xuất tăng phí BOT theo lộ trình

09:01 26/08/2020
Mới đây, đại diện Vụ Đối tác công - tư (PPP), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, theo số liệu báo cáo của các doanh nghiệp BOT, tính đến nay, trong 60 dự án BOT đang khai thác do Bộ GTVT quản lý có 49 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính.


Trước thực tế này, nhiều giải pháp được đưa ra trong đó đa phần các doanh nghiệp đề xuất được tăng phí theo lộ trình quy định…

Trong số hơn 40 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với dự báo phương án tài chính của hợp đồng BOT thì có 2 dự án QL3 đoạn Thái Nguyên-Bắc Kạn và Dự án xây dựng cầu Thái Hà trên QL39 nối tỉnh Hà Nam, Thái Bình chỉ đạt 13-15% doanh thu và 4 dự án chưa được thu phí hoặc đang tạm dừng thu phí một trạm (dự án QL10 đoạn tránh thị trấn Đông Hưng; dự án QL1 đoạn tránh TP Thanh Hóa; dự án QL1 đoạn qua thị xã Cai Lậy; dự án QL91 và 91B, TP Cần Thơ). 

Có ý kiến cho rằng không thể cứu doanh nghiệp BOT mà đòi tăng phí.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là giảm giá vé cho các phương tiện lân cận trạm thu phí; giám giá vé theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 35/NQ-CP; do sự gia tăng các phương tiện sử dụng vé tháng/quý/năm; do lưu lượng xe qua trạm thu phí ở một số tuyến thấp hơn so với dự báo và đặc biệt là chưa được tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng BOT theo chỉ đạo của Chính phủ để ổn định kinh tế vĩ mô.

Về phía Bộ GTVT cũng cho hay, trong khi các khó khăn vướng mắc chưa được giải quyết thì từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 xuất hiện đã tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, trong đó có các doanh nghiệp BOT bị ảnh hưởng trực tiếp do lưu lượng phương tiện giảm sâu, dẫn đến doanh thu giảm, đặc biệt trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. 

Khi đã xuất hiện dịch COVID-19, có thời điểm (tháng 4-2020) có tới 58/60 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với doanh thu dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT, trong đó 17 dự án doanh thu thực tế chưa đạt 50% so với dự báo. Điều này được cho là ảnh hưởng rất lớn tới khả năng trả nợ của các doanh nghiệp BOT. 

Các ngân hàng thường yêu cầu trả nợ theo kế hoạch, tức là doanh nghiệp BOT phải bù thêm từ nguồn vốn khác khi doanh thu thực tế thấp hơn so với dự báo dẫn đến doanh nghiệp BOT rất khó khăn và không có nguồn vốn để thực hiện công tác bảo trì công trình dự án, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ cao phát sinh nợ xấu…

Trước những khó khăn phát sinh, các doanh nghiệp BOT đã có văn bản kiến nghị lên Bộ GTVT xin cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ, không chuyển các doanh nghiệp BOT sang nhóm nợ xấu. 

Giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp các năm 2019, 2020. Miễn giảm lãi vay phát sinh trong thời gian có dịch bệnh; hỗ trợ giảm lãi xuất vay của các khoản vay đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT; kiến nghị giảm từ 2-4% năm so với hiện nay lãi suất vay đang dao động khoảng 10-11%/năm. 

Cuối cùng các doanh nghiệp kiến nghị bố trí ngân sách Nhà nước để bù đắp phần doanh thu sụt giảm khi doanh nghiệp BOT thực hiện theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, việc các nhà đầu tư BOT giao thông đề xuất cho phép tăng phí không hợp lý. Thứ nhất, khi đầu tư BOT, DN phải thực hiện theo hợp đồng. Theo nguyên tắc thị trường, DN đầu tư lời ăn lỗ chịu, mọi vấn đề phát sinh phải được quyết dựa trên căn cứ của hợp đồng. Trong trường hợp do dịch bệnh xảy ra bất ngờ làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp BOT thì phải xem xét trong hợp đồng có điều khoản, quy định nào về việc nhà nước sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp hay không? Nếu có thì theo hình thức nào? Nhà nước chia sẻ bao nhiêu phần và doanh nghiệp BOT phải chịu bao nhiêu phần? "Những rủi ro về thiên tai, dịch bệnh rất khó tránh khỏi và ai cũng cần được chia sẻ, hỗ trợ. Nhưng nguồn hỗ trợ đó lấy từ đâu và ai sẽ phải bỏ ra? Chắc chắn không thể vì cứu các doanh nghiệp BOT mà đòi tăng phí, đẩy khó cho doanh nghiệp vận tải và người dân, hay đòi nhà nước phải chi tiền" - ông Liên nhấn mạnh.

Đặng Nhật

Chồng của Na là Nguyễn Văn H, đã mất cách nay 5 năm. Sau khi chồng mất, đến tháng 5/2021 thì con trai út của vợ chồng Na là cháu Nguyễn Văn H (SN 2018) mất. Tiếp đó, đến đầu năm 2023 thì anh kế của H là cháu Nguyễn Văn H cũng qua đời, đến nay được Cơ quan CSĐT xác định do Na nhẫn tâm ra tay sát hại.

Thông tin tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế- xã hội quý I/2025 ngày 6/4, bà Nguyễn Thị Hương, Cục trưởng Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Sáng 6/4, Thượng tá Nguyễn Thành Long - Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã ra lệnh tạm giữ hình sự Trần Như Lâm (SN 2002; thường trú thôn Phổ Trung, xã An Phú, TP.Quảng Ngãi), để tiếp tục phối hợp với Công an các phường, điều tra làm rõ về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” và “Hủy hoại tài sản”.

Sau 2 tuần công chiếu “Quỷ nhập tràng” chạm mốc doanh thu 131 tỷ đồng, trở thành phim kinh dị ăn khách nhất màn ảnh Việt. Thể loại kinh dị đang bùng nổ về mặt số lượng với doanh thu ngất ngưởng. Song chất lượng phim có xứng đáng với thành tích đạt được? Những màu sắc khác của điện ảnh Việt đang ở đâu?

Khi bị CSGT chặn lại để kiểm tra hành chính do phát hiện hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ, nam thanh niên cố tình điều khiển xe máy SH tông cán bộ CSGT rồi tẩu thoát. 

Dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân do Bộ Công an chủ trì xây dựng dự kiến sẽ trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến, xem xét và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 tới đây. Việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là rất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) đang tiến hành điều tra vụ án hình sự "Sản xuất hàng giả là thực phẩm và Lừa dối khách hàng" liên quan đến Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt, xảy ra tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đắk Lắk.

Năm 2025 đánh dấu 50 năm ngày giải phóng quê hương Quảng Trị (1975-2025) - cũng là cột mốc quan trọng trong hành trình xây dựng và trưởng thành của lực lượng Công Quảng Trị. Trên mảnh đất từng là tuyến lửa khốc liệt của chiến tranh, lực lượng Công an Quảng Trị không chỉ là lá chắn thép gìn giữ bình yên, mà còn là người bạn đồng hành thân thiết của nhân dân trong hành trình vượt khó, vươn lên.

Một vài món đồ thậm chí chưa bao giờ được HLV Kim Sang-sik bỏ ra, trong chiếc vali mang từ Hàn Quốc sang Việt Nam cách đây 1 năm về trước…

Thời tiết mưa dông được dự báo vẫn tiếp tục diễn ra ở khắp miền Bắc trong ngày hôm nay, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 60mm. Khu vực Đông Nam Bộ trời nắng nóng 36 độ C.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文