Dự án Đường sắt Cát Linh-Hà Đông:

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: "Rùa bò" nhưng vẫn xin điều chỉnh mức đầu tư!?

08:23 27/10/2015
Ban quản lý Dự án đường sắt (Bộ GTVT) vừa có tờ trình gửi Bộ GTVT xin phê duyệt điều chỉnh dự án và điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Theo tờ trình này, Ban QLDA đường sắt đề nghị Bộ GTVT phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh Dự án với giá trị 868,04 triệu USD (đã bao gồm chi phí dự phòng), tăng 315,18 triệu USD so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Nếu đề nghị này được chấp thuận, một lần nữa dư luận sẽ lại đặt câu hỏi, tiền tăng, chất lượng, tiến độ có đảm bảo?!

Nhiều hạng mục thi công vẫn chậm

Báo cáo tại cuộc họp với Bộ GTVT gần đây, ông Lê Kim Thành, Tổng Giám đốc Ban QLDA Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, tiến độ chung toàn dự án đến nay đạt 66%, trong đó, tiến độ các trụ tàu khu gian đã hoàn hiện 419 trụ, 100% trụ nhà ga cũng đã xong, hoàn thành 81/112 xà mũ nhà ga, công tác đúc dầm cũng đã đạt 610/806 phiến, đặc biệt việc đúc dầm đã được đẩy lên 2 phiến/ngày so với trước kia, 4 ngày /1 phiến. Chậm nhất hiện nay là công tác lao lắp dầm, hiện vẫn chỉ dừng lại ở con số 494 /806 phiến. 

Ông Lê Kim Thành nhìn nhận, tiến độ tuyến đường sắt này đã được đẩy nhanh hơn so với trước đó, đã có bước khởi sắc nhưng một số hạng mục vẫn chậm như lao lắp dầm, thi công hạng mục các nhà ga. Trong đó, ga Cát Linh và hạng mục Depot sẽ chậm từ 2-3 tháng so với tiến độ chung của các nhà ga phải hoàn thành vào tháng 6/2016. 

Việc lao dầm trên Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện vẫn chưa hoàn thành.

Liên quan đến tiến độ đưa toa tàu mẫu về nước để trưng bày cho người dân và các chuyên gia góp ý, ông Lê Kim Thành thông tin, “Dự kiến, toa tàu mẫu sẽ được trưng bày tại Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội, trong thời gian từ 1-2 tháng để người dân và các chuyên gia đến tham quan, đóng góp ý kiến. Ban QLDA sẽ cố gắng mở cửa trưng bày toa tàu mẫu vào cuối tháng 10 này”, ông Lê Kim Thành cho hay. 

Lý giải về sự chậm trễ này, lãnh đạo Ban QLDA Đường sắt thông tin, do toa tàu mẫu thuộc hàng hóa sẽ tái xuất nên thời gian làm thủ tục lâu hơn. Ngoài ra, toa tàu mẫu không nằm trong hợp đồng ký kết sẽ hoàn thiện trước để đưa về nước góp ý mà là phát sinh.

Cùng đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cũng yêu cầu: 9 nhà ga sẽ phải hoàn thiện toàn bộ vào quý I-2016, riêng 3 nhà ga Cát Linh, ga vành đai 3 và Văn Khê sẽ hoàn thiện vào tháng 6/2016. Trong đó, nhà ga mẫu La Khê phải hoàn thiện vào ngày 30/12/2015 để người dân vào tham quan. 

Lãnh đạo Bộ GTVT chốt: “30/6/2016 phải cơ bản hoàn thiện dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông về phần xây lắp, chỉ trừ một số hạng mục như khu Depot và một phần ga Cát Linh; 30/9/2016 phải chạy thử đoàn tàu, và cuối năm 2016 phải chính thức vận hành khai thác, không kéo dài sang một ngày nào của năm 2017”.

Tổng mức đầu tư dự án sẽ tiếp tục tăng lên

Theo tờ trình mà Ban Quản lý đường sắt gửi tới Bộ GTVT cho hay, trên cơ sở chi phí các hạng mục được cập nhật điều chỉnh, bổ sung phát sinh so với  thiết kế cơ sở (đến thời điểm tháng 7/2014), dự toán các hạng mục đã được Chủ đầu tư, Ban QLDA Đường sắt phê duyệt, tạm phê duyệt để thực hiện trong quá trình thi công và ước tính kinh phí các hạng mục còn lại theo tính toán của TEDI, đã được Viện Kinh tế xây dựng-Bộ Xây dựng thẩm tra, Ban QLDA Đường sắt đã chủ động rà soát, tính toán lại kết hợp việc áp dụng tỷ giá quy đổi ngoại tệ và thời điểm tính quy đổi tại Biên bản làm việc giữa Ban QLDA Đường sắt và Tổng thầu, giá trị dự toán riêng cho hợp đồng EPC giảm từ 599,05 triệu USD (không bao gồm dự phòng 58,7 triệu USD) xuống còn 569,62 triệu USD (giảm 29,43 triệu USD), đồng thời gửi cho Tổng thầu EPC để xem xét, thống nhất làm cơ sở trình Bộ GTVT thẩm định, phê duyệt. Tuy nhiên, cho tới trước ngày 20/10, Tổng thầu chỉ có ý kiến không đồng thuận và không đưa ra giá trị cụ thể.

Trên tinh thần chỉ đạo của Bộ GTVT tại cuộc họp với Ban QLDA Đường sắt và yêu cầu của Ngân hàng China Eximbank, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam với Tổng thầu EPC, ngày 21/10/2015, Tổng thầu EPC có văn bản về việc kiến nghị vấn đề liên quan đến tổng mức đầu tư điều chỉnh và đề nghị kinh phí thực hiện tăng lên ở nhiều hạng mục công trình do các thay đổi phát sinh trong quá trình từ khi lập tổng mức đầu tư điều chỉnh (tháng 7/2014) đến nay và những thiếu sót trong quá trình xây dựng dự toán khi chưa có thiết kế và biện pháp thi công chủ đạo được phê duyệt. 

Tổng giá trị đề nghị tăng thêm cho phần xây lắp là 62,48 triệu USD và đề nghị dự trù bổ sung nguồn 20 triệu USD cho phần thiết bị do giá cả thị trường biến động tăng từ khi xây dựng dự toán đến nay. 

Ban QLDA Đường sắt đã làm việc và khẳng định với Tổng thầu trong số các đề xuất, một số các nội dung thay đổi so với từng hạng mục chi  tiết là không có cơ sở, cần phải lập và thẩm tra/thẩm định lại… 

Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, Ban QLDA Đường sắt đã chủ động thương thảo, đàm phán với Tổng thầu trên nguyên tắc thỏa thuận và đi đến thống nhất một số kết quả. 

Cụ thể, thống nhất chi phí xây lắp đã được các bên lập, thẩm tra trước đây có cập nhật giá trị đã duyệt cho một số hạng mục và điều chỉnh theo tỷ giá, thời điểm xác định tỷ giá như thống nhất, tức là giá trị xây lắp cơ sở này là 351,22 triệu USD; thống nhất giá trị bổ sung do tất cả các nguyên nhân khách quan, thay đổi khối lượng, biện pháp thi công… từ đầu dự án và từ thời gian lập, trình dự toán (tháng 7/2014) đến nay; thống nhất bổ sung 20 triệu USD vào hạng mục thiết bị để khắc phục thiếu hụt do biến động thị trường, Tổng thầu phải trình duyệt dự toán để phê duyệt trước khi tổ chức đấu thầu. Dự toán trường hợp phát sinh hợp lý, được các bên thống nhất và được cấp có thẩm quyền chấp thuận. 

Sau khi cập nhật lại các nội dung thống nhất trên, Ban QLDA đường sắt đề nghị Bộ GTVT phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh Dự án với giá trị 868,04 triệu USD (đã bao gồm chi phí dự phòng), tăng 315,18 triệu USD so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc là 669,62 triệu USD, tăng 250,62 triệu USD; phần vốn đối ứng của Chính phủ là 4.134.399 triệu đồng, tương đương 198,42 triệu USD.

Nhóm PV

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文