Dừng hoạt động bến xe Lương Yên:

Lo ngại “đầu gấu”, “bảo kê” theo về bến mới

10:01 27/07/2016
Ngày 27-7, bến xe Lương Yên chính thức ngừng hoạt động. Tuy nhiên, phía các đơn vị vận tải đều tỏ ra lo lắng khi cho rằng, sẽ phải mất một thời gian để lôi kéo khách về các bến mới với lộ trình tuyến bị thay đổi và e ngại có khả năng các đối tượng “đầu gấu”, “bảo kê”, xe ôm, xe taxi, bốc xếp, hàng rong... sẽ đi theo và tràn về các bến xe.

Chiều 26-7, thông tin từ Phòng Quản lý vận tải (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội), các bến xe tiếp nhận đã hoàn thành công tác chuẩn bị mặt bằng, tổ chức giao thông, thông báo đến các đơn vị kinh doanh vận tải và tổ chức họp để phổ biến về biểu đồ chạy xe, nội quy khai thác tuyến đồng thời tiến hành ký hợp đồng với doanh nghiệp vận tải được “bốc” từ bến Lương Yên về các bến khác.

Theo kết quả sắp xếp của Sở GTVT Hà Nội, có 38 tuyến xe của 52 doanh nghiệp đang khai thác tại bến Lương Yên được điều chuyển về 3 bến xe nêu trên. Cụ thể, bến xe Nước Ngầm tiếp nhận 162 lượt xe/ngày; bến xe Gia Lâm tiếp nhận tổng số 133 lượt xe/ngày; lượng xe về bến xe Yên Nghĩa là 51 lượt xe/ngày.

Từ hôm nay (27-7), sẽ chính thức dừng hoạt động bến xe Lương Yên, Hà Nội.

Là đơn vị tiếp nhận nhiều nhất lượng xe điều chuyển từ Lương Yên, ông Nguyễn Văn Lập, Giám đốc bến xe Nước Ngầm cho biết, để tạo điều kiện cho hành khách làm quen với lịch trình mới, bến Nước Ngầm ưu tiên cho những đơn vị mới về xếp xe ngay trước cửa kiểm soát vé để khách nhận biết nhà xe và lộ trình tuyến.

Ông Nguyễn Như Trúc, Giám đốc bến xe Gia Lâm cho hay, theo kế hoạch điều chuyển của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, bến xe Gia Lâm sẽ tiếp nhận các tuyến Thái Bình 60 chuyến/ngày, Quảng Ninh 67 chuyến/ngày và một số tuyến khác. Như vậy, tổng số là 133 chuyến/ngày.

Để giảm tải trong sân bến, bến xe Gia Lâm đã làm việc với một số doanh nghiệp vận tải có tần suất xe chạy nhiều và yêu cầu điều chỉnh biểu đồ tác nghiệp chạy xe, quy định tối đa số lượng xe có mặt tại một thời điểm trong sân bến, tránh trường hợp xe về lưu đỗ quá lâu trên bến.

Tuy nhiên, ông Trúc cũng thừa nhận, khi đóng cửa bến xe Lương Yên ngày 27-7 , có khả năng các đối tượng hình sự, “đầu gấu”, “bảo kê”, xe ôm, xe taxi, bốc xếp, hàng rong... sẽ đi theo và tràn về bến xe Gia Lâm. 

Để đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông tại bến xe Gia Lâm, bến sẽ phối hợp với Công an phường Gia Thụy, lực lượng Cảnh sát hình sự, các đơn vị phụ trách địa bàn kịp thời phát hiện xử lý, triệt tiêu các đối tượng “bảo kê”, “đầu gấu”, trộm cắp, xử lý các lái xe không có thẻ hoạt động, ra ngoài đường để "câu khách", xử lý các xe dừng đỗ sai quy định, mở cửa đón khách ở các tuyến đường khu vực xung quanh bến…

Tại cuộc họp giữa bến xe với các doanh nghiệp vận tải về bến mới, đại diện các đơn vị vận tải hoàn toàn ủng hộ chủ trương di dời bến xe Lương Yên của thành phố Hà Nội và sẵn sàng di chuyển sang bến xe khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận tải bày tỏ lo lắng khi phải “lôi kéo” hành khách về bến mới và đánh giá thời gian đầu có thể khó khăn cho hành khách, nhưng lâu dần sẽ tạo thói quen.

Các đơn vị vận tải cũng kiến nghị bến xe Nước Ngầm chấp thuận cho nhà xe sử dụng những vé đã in trước đây từ bến Lương Yên bởi chi phí in vé và chưa kịp xoay xở in vé cho lộ trình điều chuyển bến mới này với điều kiện khi xe xuất tại bến xe Nước Ngầm, đơn vị khai thác bến chỉ cần đóng dấu xác nhận để quản lý và báo cáo với cơ quan Nhà nước về lộ trình xe chạy.

Thừa nhận việc điều chuyển luồng tuyến giữa các bến sẽ gây khó khăn cho việc đi lại của hành khách, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội bày tỏ sự lo lắng khi các tuyến buýt chưa kịp điều chỉnh về bến thì nhà xe đã “đặt chân” vào trước.

“Các tuyến xe buýt lẽ ra phải được điều chỉnh lộ trình trước điều chuyển vận tải để kết nối khách từ bến cũ sang bến mới vì thói quen đi lại của hành khách. Trong điều kiện xe trung chuyển đang bị siết chặt về cấp phù hiệu thì nhu cầu đi lại của người dân sẽ gặp nhiều thách thức”, ông Liên nhìn nhận.

Đặng Nhật

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文