Sự cố rơi dầm ở dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội:

Lỗi thuộc về chủ đầu tư

08:48 12/05/2015
Ngày 11/5, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã họp với các nhà thầu liên quan,để kiểm điểm trách nhiệm về sự cố rơi thanh dầm khi đang thi công. Ông Lê Huy Hoàng, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, sẽ làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, đồng thời xem xét lại các quy trình, để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công dự án sau này.

Vào 18h ngày 10/5, tại công trường thi công ga số 4 thuộc gói thầu CP02 do nhà thầu Posco thi công đã xảy ra sự cố. Trong quá trình nhà thầu cẩu cừ Lasen (dài 9m, rộng 0,3m, nặng khoảng 630kg) để thi công hố móng đã bị rách mép cừ thép và bị đổ lên hàng rào thi công và một phần ra ngoài đường giao thông. 

Ngay sau khi sự cố xảy ra, Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội và tư vấn đã có mặt yêu cầu nhà thầu Posco và thầu phụ dừng ngay công tác thi công để khắc phục sự cố trên hiện trường, công tác thu dọn hiện trường và hoàn thiện lại hàng rào đã được hoàn thành sau 30 phút cùng ngày. Sự cố xảy ra không gây thiệt hại về người và phương tiện giao thông.

Sự cố rơi thanh dầm ở dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.

Đến ngày 11/5, một cuộc họp khẩn giữa Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, nhà thầu và các bên liên quan đã được tiến hành. Tại đây, đại diện chủ đầu tư đã kiểm điểm trách nhiệm nhà thầu về sự cố trên, đồng thời giao cho tư vấn kiểm tra lại chất lượng vật liệu, thiết bị, công tác cảnh giới trước khi cho nhà thầu triển khai tiếp.

Giám đốc dự án Posco, ông Lee Sang Don, cho biết. “Tôi thấy chưa làm đầy đủ trách nhiệm của mình. Chúng tôi sẽ kiểm tra toàn bộ các cọc cừ đang sử dụng. Để tránh việc xảy ra tương tự. Posco sẽ đào tạo lại kỹ sư ở hiện trường và các nhà thầu phụ có liên quan. Posco tăng cường công nhân ở hiện trường, đào tạo nhân viên xử lý khi ở hiện trường. Posco xin lỗi đã để xảy ra sự cố này”, vị Giám đốc thành thật nhận lỗi. Với phương tiện hư hại, Posco sẽ có trách nhiệm bồi thường. Sẽ cử công nhân bố trí phân làn giao thông tránh ảnh hưởng cư dân đi lại.

Cùng đó, ông David Chevallier, Quyền Giám đốc tư vấn giám sát dự án - Trưởng đoàn tư vấn cũng chia sẻ:  Tôi xin lưu ý an toàn là vấn đề đầu tiên của dự án. Khẩu hiệu này không phải để trang trí mà thực hiện. Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự cố xảy ra. Cụ thể, sẽ yêu cầu tất cả các nhà thầu thuộc gói thầu của dự án từ nay, không được làm việc vào chủ nhật.  Đồng thời, chúng tôi sẽ kiểm tra báo cáo, vật liệu không chỉ ga số 4 mà tất cả các ga. Khi thấy mọi điều kiện an toàn được đảm bảo mới thi công trở lại. Nếu phát hiện lỗi do nhà thầu phụ, nhà thầu này sẽ bị loại ra khỏi dự án.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Huy Hoàng, Phó ban quản lý dự án đường sắt cho rằng, sau khi sự cố xảy ra, đã có văn bản báo cáo UBND TP. Đây là sự cố xảy ra ngoài mong đợi, nguyên nhân do cẩu chưa kiểm tra kỹ và lỗi thuộc về chủ đầu tư. Nhà thầu Posco phải hoàn thành nhanh báo cáo và đưa ra giải pháp. 

Trước mắt tạm dừng công tác ép cừ tại ga số 4 chờ kết luận trong vòng 3 ngày tới. Tất cả 7 ga còn lại thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn lao động và không thi công vào chủ nhật. Đặc biệt, khi cẩu nhấc vật liệu lên cao là cần phải cảnh giới. Có thể, các xe vật liệu ra vào công trường cũng phải có cảnh giới và hướng dẫn. 

Trước câu hỏi về hình thức kỷ luật đối với công nhân làm sai quy trình móc nối cọc cừ, ông Hoàng cho biết, trong ba ngày, đơn vị sẽ kết luận theo trình tự và có báo cáo cụ thể. Trường hợp các xe máy di chuyển trên đường phanh gấp ngã, xe hư hỏng, ông Hoàng nói "đề nghị nhà thầu có trách nhiệm hỗ trợ bồi thường tài sản cho người dân".

Cùng đó, trao đổi với báo chí, ông Nghiêm Xuân Đức, Trưởng phòng an toàn nhà thầu Posco, dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội cho biết, nguyên nhân sự cố rơi thanh dầm do công nhân làm nhiệm vụ móc nối cáp không tuân thủ quy trình. Sau khi làm nhiệm vụ nối thanh dầm vào đầu máy ép cọc cừ, hai công nhân này đã không kiểm tra lại. Máy ép tiếp nhận, nâng cọc lên cao để ép thì tuột cáp, 1/3 thanh dầm rơi xuống đường, phần còn lại đè lên rào tôn. 

Theo ông Đức, sau khi xảy ra sự cố, đơn vị kiểm tra phát hiện thanh dầm rơi đã bị rạn, nứt tại vị trí móc nối với cáp trước đó. Để đảm bảo an toàn cho các đơn vị thi công trở lại, nhà thầu sẽ rà soát 100% chất lượng vật liệu. Cọc cừ nào rạn nứt, không đảm bảo sẽ loại bỏ. Dự kiến sẽ sử dụng hai dây để neo móc cọc cừ thay vì một dây như trước. Trong đó, một dây chính móc điểm ma lý (điểm tiếp xúc giữa cáp chính với đầu cọc cừ), dây cáp còn lại nối giữa cọc cừ hỗ trợ. 

Đơn vị sẽ phân công người có trách nhiệm huấn luyện lại quy trình tháo lắp ma lý, treo cọc cừ cho công nhân. Người làm nhiệm vụ này sẽ được trang bị quần áo, mũ có màu khác biệt để đảm bảo không có ai di chuyển trong vùng nguy hiểm. Ngoài ra, khi thi công, bắt buộc phải có người cảnh báo an toàn cho người tham gia giao thông.

Sau nhiều năm khởi công, dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội (Nhổn - Ga Hà Nội) liên tục chậm tiến độ, khiến hợp đồng tư vấn phải gia hạn. Cả chủ đầu tư là UBND TP Hà Nội và Tư vấn Systra (Pháp) đều tính toán thời gian sẽ kéo dài đến tháng 11/2018. Một trong các vướng mắc là việc giải phóng mặt bằng và thi công chậm chạp tại các gói thầu chính.

Với tổng chiều dài 12,5km, gồm 8,5km trên cao và 4km đi ngầm, tuyến đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội đoạn Nhổn - Ga Hà Nội đi qua huyện Từ Liêm và các quận Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm.

Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.180 triệu Euro tương đương gần 33.000 tỷ đồng, được khởi công xây dựng từ tháng 9/2010 và dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2017. Tuy nhiên, thời gian hoàn thành có thể phải lùi đến tháng 11/2018.

Thanh Huyền

Vào 18h2' ngày 12/7, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) ở Paris, Pháp, Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Văn hóa Thế giới.

Ngay sau khi nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP Huế đã huy động lực lượng, phương tiện đến cầu Dã Viên để tìm kiếm tung tích người nhảy cầu. Đến khoảng hơn 17h chiều cùng ngày, lực lượng CNCH đã vớt được thi thể người đàn ông nhảy cầu.

Chiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc đối với lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil. Đây là lần thu hồi sản phẩm thứ 4 kể từ tháng 5 năm ngoái khi sản phẩm chứa chất bảo quản nhưng không công bố.

Ngày 12/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.