Nếu kéo dài đường băng, Côn Đảo sẽ không còn là Côn Đảo!

08:37 15/09/2020
Thông tin trên được Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường chia sẻ tại Tọa đàm "Bay thẳng tới Côn Đảo: Trải nghiệm thiên đường du lịch mới".


Nói về chuyện kết nối Côn Đảo tại tọa đàm "Bay thẳng tới Côn Đảo: Trải nghiệm thiên đường du lịch mới" vừa mới diễn ra, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường cho hay: Nhu cầu đến Côn Đảo là rất lớn và ngày càng tăng. Tuy nhiên, đường tới Côn Đảo còn nhiều khó khăn. 

“Để tới Côn Đảo, có thể đi bằng tàu thường, tốc độ cao nhưng thời gian dài, nếu từ TP Hồ Chí Minh ít nhất 9 tiếng, từ Bà Rịa - Vũng Tàu mất xấp xỉ 4 tiếng trong điều kiện biển lặng. Cách thứ hai là đi máy bay, kết nối từ TP Hồ Chí Minh hoặc Cần Thơ. Từ 2011 đến đầu 2012 còn có hãng Air Mekong khai thác đường bay từ phía bắc. Năm 2019 có bay bằng trực thăng từ Bà Rịa - Vũng Tàu đi Côn Đảo nhưng còn hạn chế, chủ yếu tập trung đường bay từ sân bay Tân Sơn Nhất”, ông Cường nói và cho biết: Việc đáp ứng nhu cầu lớn của hành khách tới Côn Đảo còn gặp nhiều khó khăn, như bị phụ thuộc thời tiết, giá đường bay trực thăng cao, số lượng khách được phép chở cũng hạn chế. Loại máy bay VASCO và Vietnam Airline khai thác đường bay tới Côn Đảo từ TP Hồ Chí Minh hoặc Cần Thơ chỉ chở tối đa được 68 khách mỗi chuyến, trong đó 2 ghế cho thợ máy kỹ sư để đáp ứng điều kiện an toàn. 

Ngoài ra, theo ông Cường, sân bay Côn Đảo nằm ngoài đảo, do điều kiện thời tiết, môi trường nên việc khai thác ban đêm khó khăn, chỉ phục vụ ban ngày. Việc đạt tối đa 24 lượt đến Côn Đảo mỗi ngày là sự cố gắng lớn của ngành Hàng không. Ông Cường cũng khẳng định, Vietnam Airlines và VASCO không tranh thủ độc quyền vì khó khăn, mà là vị thế độc quyền bắt buộc. 

“Đường bay mới sẽ đáp ứng nhu cầu tìm về cội nguồn của khách du lịch, hỗ trợ giải quyết vướng mắc về giờ cất hạ cánh tại Tân Sơn Nhất, phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng tăng, giảm bớt khối lượng phí tổn về giờ đi lại, tiêu tốn xăng cho các chặng bay nối chuyến”, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam nhấn mạnh.

Trước đó, vào ngày 12/9, Hãng hàng không Bamboo Airways  đã chính thức đón máy bay phản lực hiện đại Embraer E195 đầu tiên mang tên Con Dao National Park (Vườn quốc gia Côn Đảo) tại Cảng HKQT Nội Bài. Bamboo Airways là hãng hàng không đầu tiên vận hành dòng máy bay hiện đại này tại Việt Nam. Sau khi về Việt Nam, tàu bay Embraer E195 sẽ được sử dụng để khai thác 3 đường bay tới Côn Đảo bao gồm: Hà Nội - Côn Đảo (tần suất 2 chuyến/ngày), Hải Phòng - Côn Đảo (1 chuyến/ngày), Vinh - Côn Đảo (1 chuyến/ngày) từ 29/9. 

Trả lời câu hỏi tại sao không kéo dài đường băng của sân bay Côn Đảo, theo ông Cường, trước đó tập đoàn FLC từng kiến nghị tới Cục Hàng không, Bà Rịa - Vũng Tàu để tập đoàn tài trợ mở rộng sân bay. "Vẻ hoang sơ và ý nghĩa lịch sử của Côn Đảo cần được bảo tồn cho nhiều thế hệ. Tất nhiên, kéo dài được đường băng thì đi lại sẽ thuận lợi hơn, Côn Đảo đón được nhiều khách hơn. Nhưng sân bay cắt ngang một khoảng của đảo, nối liền hai vịnh. Về lâu dài, chúng ta không đảm bảo Côn Đảo còn là Côn Đảo khi kéo dài đường cất/hạ cánh. Các cơ quan môi trường cần phải đánh giá tác động môi trường khi kéo dài đường băng", ông Cường chia sẻ.

Ghi nhận tiềm năng du lịch của Côn Đảo là rất lớn khi tăng trưởng lượng khách du lịch đến với đảo tăng 400% thời gian qua trong bối cảnh ít đường bay, hạ tầng giao thông khó khăn, ông Đinh Ngọc Đức - Vụ trưởng Vụ Thị trường du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam cho rằng: Với 3 đường bay mới, ông đánh giá "du khách sẽ đến nhiều hơn". Song dài hạn sẽ như thế nào là điều ông trăn trở. Dẫn tin từ CNN năm 2017 bình chọn Côn Đảo là một trong 12 đảo yên bình nhất châu Á, ông Đức nhấn mạnh: "chữ yên bình rất đặc biệt". 

Theo ông Đức, Côn Đảo là di tích lịch sử quốc gia quan trọng. Côn Đảo không phải là điểm đến lớn nên cơ quan quản lý nhà nước cần có quy hoạch cụ thể về sửa chữa đường bay. Ngoài ra, với hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, đây là di sản thiên nhiên ban tặng, nếu mất đi thì Côn Đảo không thể lấy lại được.

"Tôi mong muốn phát triển Côn Đảo bền vững, thu hút nhiều khách đến nhưng không nên đón bằng mọi giá, mà cần tính toán một số lượng đảm bảo", Vụ trưởng Vụ Thị trường du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam bày tỏ.

Phạm Huyền

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文