Nguy hiểm rình rập ở nhiều bến đò tại Hà Nội

12:51 12/01/2015
Cuối năm là thời điểm nhu cầu đi lại của người dân tăng cao trong đó có cả đường thủy. Tại không ít bến khách ngang sông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nhiều chủ phương tiện vẫn ngang nhiên chở ôtô bất chấp lệnh cấm. Người đi đò coi thường chính tính mạng của mình không chịu mặc áo phao khiến những bến khách ngang sông vẫn là những nơi hiểm họa thường xuyên rình rập.

Để giải quyết tình trạng này, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường thủy, Công an Hà Nội đã tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm cũng như cùng các cơ quan chức năng đề ra các giải pháp mang tính căn cơ nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân.

Chúng tôi có mặt tại bến đò Thúy Lĩnh, quận Hoàng Mai, Hà Nội chiều 9/1. Gọi là bến đò nhưng đường vào bến đò Thúy Lĩnh không hề thấy biển báo, lối đi xuống cho các phương tiện khá dốc, nguy hiểm. Phải rất khó khăn chúng tôi mới có thể đưa chiếc xe máy lên được đò vì phải đi qua một con đường đất khá tạm bợ, nhỏ hẹp. Nếu không cẩn thận, khách lên xuống đò có thể ngã xuống sông bất cứ lúc nào.

Giữa dòng nước cuồn cuộn chảy, con đò cũ kỹ ì ạch chòng chành tiến sang bờ đối diện thuộc tỉnh Hưng Yên. Những người dân đi quen trên chuyến đò này tỏ ra khá thản nhiên, còn những người đi lần đầu tiên sẽ không khỏi hoảng hốt vì sợ nguy hiểm.

Dù trên đò chở rất nhiều người lại đúng ngày mưa gió nhưng dường như không ý thức được điều đó, không ít hành khách đi đò vẫn ngồi vắt vẻo trên xe máy. Và đặc biệt, khách đi đò cũng “vô tư” nói không với áo phao cứu sinh. Chủ phương tiện không hề nhắc nhở khách mặc áo phao theo quy định. Không chỉ tại bến đò Thúy Lĩnh, tại rất nhiều bến đò trên địa bàn Thủ đô, tình trạng khách không mặc áo phao cứu sinh diễn ra rất phổ biến.

Khách đi đò tại bến đò Thúy Lĩnh không mặc áo phao.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Cương, Phó trưởng Phòng CSGT đường thủy, Công an Hà Nội, hiện nay Hà Nội có 31 bến khách ngang sông và 1 bến khách dọc sông là Bến du lịch Chương Dương Độ. 32 bến khách này đều hoạt động có phép, phương tiện có đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển phương tiện có giấy phép hành nghề. Nhận thức rõ tai nạn giao thông đường thủy khi đã xảy ra thì sẽ rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nên Phòng CSGT đường thủy, Công an Hà Nội luôn luôn quan tâm đến công tác tuần tra kiểm soát, nhắc nhở cũng như xử lý các vi phạm tồn tại. Hiện nay, một trong những vấn đề bất cập nhất tại các bến khách ngang sông chính là tình trạng các phương tiện cố tình chở ôtô qua sông mà theo quy định thì không được phép. Trên thực tế, mặc dù biết có lệnh cấm nhưng không ít bến khách ngang sông vẫn lén lút chở ôtô vì lợi nhuận.

Chính vì vậy, Phòng CSGT đường thủy đã thường xuyên tổ chức công tác kiểm tra cũng như có kiến nghị với các cơ quan chức năng nếu bến nào có đủ điều kiện thì sẽ hướng dẫn làm thủ tục, nâng cấp cơ sở hạ tầng để có thể chở ôtô. Đây chính là giải pháp hợp lý, căn cơ để đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như đảm bảo an toàn một cách tối đa, tránh tình trạng không được phép mà các bến vẫn lén lút chở ôtô...

Đối với các bến không được phép thì yêu cầu chấp hành nghiêm quy định cũng như xử phạt nghiêm khi vi phạm. Đồng thời, Phòng cũng đã phối hợp với Sở GTVT Hà Nội tổ chức khảo sát, cắm bổ sung biển cấm ôtô và đổ trụ bê tông cấm ôtô xuống các bến khách không được phép chở ôtô.

Một vấn đề bất cập nữa tồn tại ở các bến khách ngang sông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội chính là tình trạng hành khách không mặc áo phao cứu sinh. Chỉ trong 1 tháng qua, Phòng CSGT đường thủy Hà Nội đã xử phạt 237 trường hợp người đi đò không mặc áo phao. Để giải quyết tình trạng này, Phòng CSGT đường thủy đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm túc quy định này, đồng thời xử phạt các chủ phương tiện. Tuy nhiên, có thể thấy, việc chấp hành quy định mặc áo phao cứu sinh của các hành khách dường như vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Cương thì tới đây, những hành khách không chịu mặc áo phao sẽ bị xử phạt. Có như vậy mới có thể nâng cao ý thức của người dân trong việc đảm bảo an toàn cho chính tính mạng của mình. 

N.Hương - T.Hằng

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh phân công 3 tổ công tác đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty TNHH Hasa Mặt Trời tại huyện Hàm Tân.

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Tối 2/5, trận mưa đá kéo dài chừng 30 phút tại một số địa bàn như Mai Sơn, TP Sơn La đã gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文