Nhiều câu hỏi từ đề án thu phí ôtô vào TP Hồ Chí Minh

08:01 26/07/2019
Sau khi Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh có văn bản đề xuất với UBND TP Hồ Chí Minh lắp đặt các trạm thu phí nhằm thu phí ôtô vào nội đô được công bố, đã có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia cũng như của dư luận bàn luận xung quanh vấn đề này.


Một số câu hỏi đặt ra với đề án thu phí ôtô vào nội đô TP Hồ Chí Minh là người dân sẽ được lợi ích gì? Việc đi lại của họ được giải quyết ra sao trong khi phương tiện công cộng chưa đáp ứng nhu cầu? Những bất tiện nảy sinh sẽ xử lý thế nào hay mới chỉ là biện pháp thuận cho quản lý của Nhà nước và lợi cho nhà cung cấp dịch vụ ?

Sau khi Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh có văn bản đề xuất với UBND TP Hồ Chí Minh lắp đặt các trạm thu phí nhằm thu phí ôtô vào nội đô được công bố, đã có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia cũng như của dư luận bàn luận xung quanh vấn đề này.

Theo ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, đây là thời điểm phù hợp để Sở đề xuất đề án thu phí xe ôtô vào trung tâm nội đô. Bởi theo thống kê của Sở GTVT, trong 6 tháng đầu năm, lượng ôtô đăng ký mới tăng hơn 15% (xe máy tăng 6%) trong khi khu vực nội đô đã quá tải, tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm thường xuyên diễn ra.

Nếu thành phố không có giải pháp, tình hình kẹt xe ở trung tâm sẽ ngày càng nghiêm trọng. Đề án có tổng mức đầu tư dự kiến 250 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách thành phố. Khoảng 34 trạm thu phí sẽ được lắp đặt tại quận 1, quận 3 và giáp ranh quận 5, quận 10. Vành đai thu phí sẽ bao gồm các tuyến đường như Hoàng Sa - Nguyễn Phúc Nguyên - Ba Tháng Hai - Lý Thường Kiệt - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng.

Nếu chỉ thu phí ô tô như đề án thì rất khó hạn chế được người dân đi xe của họ vào trung tâm thành phố.

Cách thức lắp đặt này sẽ tạo thành một vành đai khép kín khu vực trung tâm thành phố và một số trục đường giao thông chính thường diễn ra tình trạng kẹt xe. Việc thu phí này sẽ áp dụng đối với ôtô vào khu vực trung tâm thành phố, không áp dụng thu phí chiều ra và không thu phí đối với xe buýt, xe công vụ, xe gắn máy.

Mức thu phí dự kiến áp dụng từ 40.000 - 60.000 đồng/lượt xe (tùy loại ôtô, xe tải, xe chở khách nhỏ hoặc lớn). Phương án triển khai được đề xuất là hình thức đầu tư công, giao một đơn vị của thành phố (Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn) làm chủ đầu tư, quản lý theo quy định, sau khi thực hiện xong sẽ tổ chức đấu thầu thuê đơn vị vận hành, khai thác và nguồn thu nộp về ngân sách.

Theo vị đại diện Sở GTVT thì hiện công nghệ thu phí nhận dạng qua tần số vô tuyến đã phổ biến, các trạm BOT trên toàn quốc đã áp dụng để thu phí không dừng. Mặt khác, Nghị quyết 54 của Quốc hội cho phép TP Hồ Chí Minh ban hành một số loại phí. Đây là những cơ sở để Sở GTVT đưa ra đề xuất này…

Đại diện Sở GTVT TP Hồ Chí Minh cho rằng khi triển khai đề án sẽ giảm được lượng xe ôtô vào khu vực nội đô từ 30% đến 50%; góp phần kéo giảm ùn tắc khu vực trung tâm thành phố, giúp các phương tiện khác lưu thông nhanh hơn, đặc biệt vào giờ cao điểm; đồng thời thúc đẩy người dân sử dụng vận tải hành khách công cộng, giảm ô nhiễm môi trường và bổ sung nguồn ngân sách bảo trì đường bộ, phát triển giao thông công cộng tại TP Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị TP Hồ Chí Minh, việc đại diện Sở GTVT khẳng định khi tiến hành thu phí sẽ giảm được 30-50% lượng xe vào nội đô, giảm kẹt xe là “rất khó nói”.

Bởi đơn giản chuyện kẹt xe phụ thuộc vào hoạt động dịch vụ và mật độ dân số. Chẳng hạn các hoạt động dịch vụ như bệnh viện, các trường học, các siêu thị, trung tâm thương mại được chuyển bớt ra khỏi nội đô thì chắc chắn sẽ giảm được đáng kể số lượng người dân vào trung tâm nội đô.

Còn như hiện tại, khi có nhu cầu khám chữa bệnh, học tập, mua sắm…, người dân dù phải đóng phí vẫn sẽ đi vào trung tâm. Mà nếu như thế thì câu hỏi đặt ra với đề án này, người dân sẽ được lợi ích gì hay có gặp bất tiện gì, hay chỉ Nhà nước và nhà cung cấp dịch vụ có lợi khi thu được một khoản phí “khủng”?

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa cho biết, ông là thành viên Hội đồng tư vấn về giao thông đô thị của TP Hồ Chí Minh đánh giá đề án này: “Trong kỳ họp vào ngày 14-6 vừa qua để lấy ý kiến về đề án, Hội đồng mới chỉ bỏ phiếu đồng ý về mặt chủ trương và yêu cầu đơn vị tổ chức triển khai kế hoạch này phải lập đề án chi tiết để trình lại cho Hội đồng hay nhiều hội đồng khác duyệt một lần nữa về các vấn đề kỹ thuật…, nhưng họ (Sở GTVT) chưa thực hiện bước này thì đã vội vàng công bố”.

Ở một số nước trên thế giới như Malaysia hay Hàn Quốc…, họ không làm trạm thu phí đồ sộ, khi vào trung tâm thành phố chắc chắn sẽ không ai thấy trạm nào cả, nhưng xe ôtô vào là sẽ được ghi nhận và trừ phí vào thẻ của tài xế, rất thuận tiện.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Minh Hòa thì TP Hồ Chí Minh cũng phải tính toán thật cụ thể, chi tiết vùng sẽ thu phí. “Nếu xác định vùng thu phí rộng là rất vô lý, vì như thế dư luận sẽ cho là lạm thu, phí chồng phí. Chỉ nên thu phí vùng “downtown” (tạm hiểu là vùng đông đúc, dày đặc nhất) như các nước đang thực hiện”. Ngoài ra, thực tế thành phố có nhiều đường để vào trung tâm chứ không nhất thiết phải đi qua các cổng thu phí này. Do vậy, Sở GTVT nên tính toán kỹ các cổng thu phí cho phù hợp để tài xế không né tránh…

Có thể thấy, để giảm số lượng xe vào nội đô, có nhiều biện pháp và cách thức khác nhau, trong đó có giải pháp chuyển bớt các hoạt động dịch vụ như bệnh viện, các trường học, các siêu thị, trung tâm thương mại ra khỏi nội đô như chuyên gia nêu trên; hoặc khi nào thành phố có một hệ thống giao thông công cộng hiện đại, tiện lợi phục vụ đủ nhu cầu đi lại của người dân; hoặc thậm chí phải tính đến biện pháp cứng rắn là cấm hẳn phương tiện xe ôtô vào nội đô thì mới có thể thấy rõ hiệu quả của việc giảm kẹt xe hay ùn tắc giao thông như tình trạng hiện nay. Nếu chỉ thực hiện việc thu phí ôtô như đề án thì rõ ràng rất khó có chuyện hạn chế được người dân và xe của họ đi vào trung tâm thành phố.

Trình đề án thu phí phương tiện vào nội đô Hà Nội

Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Tài chính Hà Nội về dự toán xây dựng Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn TP Hà Nội có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào” (Đề án).

Theo đó, nội dung nghiên cứu của Đề án là từ vành đai thu phí khép kín, dự kiến khu vực trong Vành đai 3 thành phố; các cửa ngõ vào trung tâm thành phố, các trục đường chính thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông và tác động lớn đến môi trường xung quanh.

Tổng số kinh phí để xây dựng Đề án được Sở GTVT Hà Nội dự toán vào khoảng 500 triệu đồng, từ nguồn vốn ngân sách thành phố. Đề án sẽ khảo sát lưu lượng giao thông trên các tuyến đường chính, khoảng 10 tuyến, khảo sát tốc độ giao thông trên các tuyến này,… đánh giá tính khả thi và tác động kinh tế-xã hội của Đề án..

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, Đề án tác động đến nhiều người dân, do vậy, Sở GTVT sẽ nghiên cứu kỹ, đảm bảo các điều kiện khả thi và chỉ triển khai khi có đủ cơ sở điều kiện. Hiện nay, Sở GTVT mới đưa ra các nguyên tắc để nghiên cứu mà chưa xây dựng phương án cụ thể. Sau khi hoàn thiện đầy đủ các nghiên cứu, Sở GTVT sẽ xây dựng phương án, trình UBND TP Hà Nội xem xét. (Đặng Nhật)

Phú Lữ

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào khoảng 7h45 sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 1 thi thể trên sông.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文