Nhiều gói thầu của dự án cao tốc Bắc-Nam bị chậm tiến độ

07:32 14/04/2021
Dự án cao tốc Bắc-Nam đã đồng loạt triển khai thi công một số đoạn tuyến nhưng nhiều gói thầu đang bị chậm tiến độ thi công và nếu không có giải pháp tháo gỡ sớm sẽ dẫn đến nguy cơ cả dự án lớn không về đích đúng hẹn.


Theo báo cáo của Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT, trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, hiện có 6 dự án đang triển khai thi công, 2 dự án chuẩn bị khởi công, 3 dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) đang trong giai đoạn thương thảo hợp đồng.

Cụ thể, đoạn Cam Lộ-La Sơn được khởi công tháng 9/2019, chính quyền địa phương đã bàn giao mặt bằng 97,8/98,3km (đạt 99,5%), sản lượng dự án đạt khoảng 36,4%. Hiện nay, 9-11 gói thầu dự án Cam Lộ-La Sơn chậm tiến độ, chủ yếu do ảnh hưởng của mưa bão khu vực miền Trung năm 2020.

Một đoạn đường thuộc dự án cao tốc Cam Lộ-La Sơn.

“Nếu đại diện chủ đầu tư không có giải pháp đặc biệt, nguy cơ không hoàn thành trong năm 2021. Vì thế, Bộ GTVT yêu cầu, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh lập kế hoạch triển khai thi công, có giải pháp tăng cường mũi thi công để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án. Đối với dự án cầu Mỹ Thuận 2 được khởi công tháng 2/2020, dự kiến hoàn thành năm 2023, nhà thầu đã triển khai 4 gói thầu xây lắp, còn 1 gói thầu CW3B (trụ tháp, dầm dây văng) đang thực hiện thủ tục lựa chọn nhà thầu. Hiện nay, 3 gói thầu của dự án thi công đạt yêu cầu, riêng gói XL3A mới đạt 6,9%, tiến độ chậm khoảng ba tháng.

Trên cơ sở này, Bộ GTVT yêu cầu, Ban Quản lý dự án 7 cần chỉ đạo nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt đối với gói thầu XL3A là đường găng tiến độ phải đảm bảo huy động đầy đủ máy móc, thiết bị, nhân công, vật tư, vật liệu, duy trì dây chuyền thi công đúng như phương án do nhà thầu đã lập, có phương án dự phòng để xử lý kịp thời khi có trục trặc thì mới hoàn thành theo tiến độ đã cam kết ngày 31/12/2021.

Với dự án thành phần Cao Bồ-Mai Sơn khởi công từ tháng 12/2019, mặt bằng dự án đã cơ bản hoàn thành, sản lượng hiện đạt khoảng 60%, đảm bảo hoàn thành trong năm 2021. Liên quan đến 3 dự án khởi công đồng loạt từ 30/9/2020 (gồm Mai Sơn - quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây), toàn bộ các gói thầu xây lắp của 3 dự án đã triển khai thi công đào bóc hữu cơ, thi công nền đường, mố, trụ cầu, cống,... dự kiến 3 dự án này sẽ hoàn thành trong năm 2022.

Đề cập đến 2 dự án mới chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công gồm quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu, phía Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông thông tin thêm, dự kiến các gói thầu đầu tiên của hai dự án sẽ khởi công trong tháng 6/2021, hoàn thành năm 2023. Ba dự án thực hiện theo hình thức PPP gồm Diễn Châu-Bãi Vọt, Nha Trang-Cam Lâm, Cam Lâm-Vĩnh Hảo) đang trong giai đoạn thương thảo hợp đồng, dự kiến khởi công xây dựng trong quý II/2021.

Bên cạnh các gói thầu của Dự án cao tốc Bắc-Nam, tình trạng chậm tiến độ cũng diễn ra tương tự ở 10 dự án đường bộ cấp bách. Cụ thể, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông thông tin, trong số 10 dự án đường bộ cấp bách thực hiện theo Nghị quyết 556/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đến nay, 3 dự án đã hoàn thành xây dựng, còn lại 7 dự án đang triển khai thi công. Trong 7 dự án này có 4 dự án chậm tiến độ, gồm: Dự án nâng cấp, cải tạo QL53; nâng cấp, cải tạo QL24; nâng cấp, cải tạo QL25 và dự án xây dựng QL27 đoạn tránh Liên Khương.

Các dự án chậm tiến độ chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng của chính quyền địa phương nơi dự án đi qua chậm trễ và công tác thi công của các nhà thầu còn chậm. Theo kế hoạch, toàn bộ các dự án đường bộ quan trọng, cấp bách sẽ hoàn thành thi công vào tháng 6/2021.

Lo “treo” dự án đầu tư PPP vì quy định mới

Theo phản ánh của các nhà đầu tư, Nghị định 28 quy định về cơ chế quản lý tài chính dự án PPP do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng vừa được Chính phủ ban hành vào cuối tháng 3/2021 vẫn còn nhiều “sạn”, khiến việc thu hút nguồn lực xã hội sau thời gian dài trầm lắng càng trở nên ảm đạm hơn. Chỉ tính riêng lĩnh vực hạ tầng giao thông, đến nay, chưa có bất cứ dự án mới nào triển khai thành công theo những quy định mới kể từ khi Luật PPP có hiệu lực. Ngay cả 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam thực hiện theo hình thức PPP (Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo) dù đã đấu thầu, lựa chọn xong nhà đầu tư từ cuối năm 2020, nay lại có nguy cơ bị “treo” khi quá trình đàm phán hợp đồng giữa Bộ GTVT và các nhà đầu tư trúng thầu đang gặp quá nhiều vướng mắc do các quy định “đánh đố” tại Nghị định 28. “Nếu các quy định bất cập của Nghị định không được sửa đổi bổ sung, cả 3 dự án có nguy cơ đổ vỡ, sắp tới lại phải trình cấp thẩm quyền điều chỉnh hình thức đầu tư”, đại diện Vụ PPP (Bộ GTVT) chia sẻ. 

(P.Huyền)

Đặng Nhật

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文