Nhiều nỗi lo về an ninh, an toàn đường sắt

09:10 10/01/2016
Lo về an ninh, an toàn đường sắt là nỗi lo có thực được lãnh đạo ngành đường sắt chia sẻ tại hội nghị giao ban quy chế phối hợp liên ngành đường sắt - Công an vừa được tổ chức tại Hà Nội.


Trên thực tế, thống kê từ ngành đường sắt cho thấy, năm qua, tình hình trộm cắp hàng hóa niêm phong, kẹp chì, lợi dụng đường sắt để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là trong dịp giáp Tết Nguyên đán. Thêm vào đó, nạn ném đá, chất bẩn lên tàu vẫn đang là nỗi ám ảnh với hành khách.

Tai nạn, sự cố đều tăng

Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, trong năm 2015, tai nạn giao thông đường sắt đã xảy 487 vụ, tăng 99 vụ (tương đương với 25,5%). Trong đó, tai nạn do chủ quan là 33 vụ, tăng 8 vụ so với năm ngoái; do khách quan là 454 vụ, tăng 92 vụ. Cũng trong năm 2015 xảy ra 1.380 sự cố chạy tàu, tăng 316 vụ. Trong đó, do khách quan là 587 vụ (tăng 123 vụ), do chủ quan là 793 vụ, tăng 193 vụ. Thiệt hại do tai nạn, sự cố giao thông đường sắt làm 211 người chết (tăng 50 người so với 2014), bị thương 296 người, tăng 42 người; hỏng 288 ôtô, xe máy; 8 thiết bị đầu máy; 12 thiết bị toa xe cùng 8.875m đường bị hỏng…

Thuận lợi, an toàn là mục tiêu ngành đường sắt hướng tới trong công tác phục vụ người dân.

Bên cạnh việc tai nạn gia tăng thì dịp cuối năm các vụ ném đá, chất bẩn lên tàu cũng đe dọa an toàn của hành khách. Ông Nguyễn Văn Bính, Phó giám đốc Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết: “Tình trạng ném đất đá, chất bẩn lên tàu đang diễn ra tại nhiều địa phương, “nóng” nhất là tàu qua Quảng Bình, Yên Bái, Lào Cai. Những vụ việc này để lại hình ảnh rất xấu trong mắt du khách nước ngoài”. Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn cũng cho biết, trong năm 2015 đã xảy ra hơn 280 vụ ném đất đá, chất bẩn lên tàu.

Trộm cắp hàng hóa, vận chuyển hàng lậu diễn biến phức tạp

Theo lãnh đạo VNR, năm 2015, nhờ sự phối hợp liên ngành, lực lượng chức năng đã phát hiện, phối hợp xử lý 28 vụ trộm cắp, cướp giật tài sản của khách đi tàu; 10 vụ hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc hợp pháp vận chuyển trên các đoàn tàu; 15 vụ toa xe hàng bị cắt dây gia cố, kẹp chì niêm phong để trộm hàng hóa. Đặc biệt, lực lượng chức năng đã phát hiện vụ vận chuyển 5kg ma túy tổng hợp trên tàu. 

Tuy nhiên, hiện tượng cắt khóa, mở kẹp chì niêm phong để trộm cắp hàng hóa đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt trên một số tuyến từ ga Yên Viên đi các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An… Một số đơn vị báo cáo, có những chuyến tàu mất cả nửa toa tàu hàng. “Chúng tôi rất khó kiểm soát việc trà trộn để buôn hàng lậu, hàng cấm trên tàu”, ông Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng giám đốc VNR thông tin.  

Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng giám đốc VNR cho biết, trong 5 năm qua (2011-2015), các lực lượng chức năng địa phương phối hợp với ngành đường sắt đã phát hiện, làm rõ và hoàn thiện hồ sơ xử lý 352 vụ buôn lậu, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ trên đường sắt; tạm giữ 1.617 kiện hàng hóa các loại, trị giá khoảng 9,2 tỷ đồng, tịch thu hàng hóa khoảng 2,7 tỷ đồng; bắt giữ hơn 4.000 bao thuốc lá Zet lậu… 

“Tình trạng lợi dụng phương tiện đường sắt để vận chuyển hàng nhập lậu vẫn xảy ra, nhưng không quy trách nhiệm được cho tổ chức hay cá nhân nào do phía cơ quan chức năng không thông báo cho ngành đường sắt biết kết quả kiểm tra, xử lý”, ông Đoàn Duy Hoạch nói. 

Để hạn chế tình trạng lợi dụng đường sắt vận chuyển hàng lậu, ông Đoàn Duy Hoạch cho hay, lực lượng chức năng sẽ kiểm tra đột xuất, đặc biệt vào dịp cuối năm trên các tuyến trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự hoặc thường xảy ra các vụ vận chuyển hàng lậu, hàng cấm. Trong đó, có các tuyến Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - TP.HCM; các ga Hà Nội, Giáp Bát, Đồng Đăng, Lào Cai, Sóng Thần, Sài Gòn…  

Trước các ý kiến của ngành đường sắt, đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho rằng, cần thành lập các chuyên án, tập trung vào các điểm “nóng”, tuyến “nóng”...

Đặng Nhật

Temu - Ứng dụng mua sắm trực tuyến xuyên biên giới đổ bộ vào Việt Nam đang gây ra một cơn sốt cho các tín đồ mua sắm trực tuyến. Với kho hàng khổng lồ giá rẻ, hình thức linh hoạt, giao hàng nhanh chóng và đặc biệt là chính sách săn hoa hồng khủng đã khiến hàng triệu người “say men” vào lốc xoáy Temu…

Dự báo từ 3 đến 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ, có nơi mưa rất to. Từ 6/11, mưa lớn có khả năng dịch xuống khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định và có khả năng còn kéo dài trong nhiều ngày; nguy cơ ngập úng tại các vùng trũng, thấp, lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 gồm 8 chương và 65 điều, dự kiến thông qua vào ngày 28/11 tới đây. Qua 2 kỳ thảo luận, dự án luật được các đại biểu Quốc hội và người dân đánh giá cao bởi khi ban hành sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống mua bán người đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Liên hoan phim (LHP) châu Á Đà Nẵng là cuộc chơi nghề nghiệp thực sự, không có bất kỳ sự nể nang nào trong tuyển chọn và tôn vinh các tác phẩm, nghệ sĩ. Ban giám khảo không thiên vị, rất thẳng thắn, Ban tổ chức cũng phải đợi đến “sát nút” lễ trao giải mới biết được kết quả.

Chiều 2/11, Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, CBCS của đơn vị trong quá trình làm nhiệm vụ đã giúp đỡ gia đình chị Đ.T.H.H. (SN 1982; trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) tìm thấy con trai đi lạc và đưa về nhà an toàn.

Tại Hội trường Tỉnh ủy Khánh Hòa chiều nay 2/11 đã diễn ra hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về điều động, chỉ định giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cùng bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Làm thế nào để sinh viên ra trường có tính “thực chiến”? Giải pháp nào để gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? Đào tạo những kiến thức nhà trường có hay những kiến thức, kỹ năng doanh nghiệp cần?... Đó là những vấn đề nóng được đưa ra bàn thảo tại sự kiện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文