Phát hiện hàng loạt sai phạm tại cơ sở đào tạo người lái phương tiện thuỷ

10:05 14/03/2019
Tính đến đầu năm 2019, toàn quốc có khoảng 32 cơ sở đào tạo cấp chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa đang hoạt động.

Trong đó có 25 cơ sở đào tạo được Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (ĐTNĐVN) chấp thuận (10 cơ sở thuộc các tỉnh phía Bắc); 7 cơ sở đào tạo được các Sở GTVT chấp thuận. Thế nhưng, khi đoàn kiểm tra của Bộ GTVT tiến hành thanh tra tại Cục ĐTNĐVN và 9 cơ sở đào tạo phía Bắc, thì hàng loạt sai phạm đã được chỉ rõ.

Sau hơn 1 tháng kiểm tra, đoàn thanh tra Bộ GTVT đã làm rõ nhiều tồn tại ở  các cơ sở đào tạo, liên quan đến điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật như Trường Cao đẳng nghề số 13 (Bộ Quốc phòng), Chi nhánh dạy nghề - Công ty TNHH Vận tải và Dịch vụ Hà Nam, Trường Trung cấp Đại Lâm... có phòng học điều khiển phương tiện thiếu tốc độ kế hoặc máy liên lạc VHF; phòng học thuỷ nghiệm cơ bản chưa đủ bộ bảo quản; hay xưởng thực hành thiếu máy tiện.

Lực lượng liên ngành kiểm tra chứng chỉ, công tác an toàn của người lái phương tiện thuỷ nội địa.

Trung tâm dạy nghề số 1, Trung tâm dạy nghề đường thuỷ nội địa chưa cung cấp được hợp đồng minh chứng việc thuê phao báo hiệu vùng nước để phục vụ đào tạo thực hành. Trường Cao đẳng Giao thông Quảng Ninh sử dụng vùng nước dạy thực hành không đủ độ dài tối thiểu 2km theo quy định...

Thậm chí trong vấn đề phương tiện phục vụ dạy thực hành, đoàn thanh tra cũng phát hiện trường Cao đẳng nghề số 13-Bộ Quốc phòng, Chi nhánh dạy nghề-Công ty TNHH Vận tải và Dịch vụ Hà Nam sử dụng phương tiện dạy thực hành có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hết hạn. Trung tâm dạy nghề đường thuỷ nội địa, Công ty Cổ phần dạy nghề đường thuỷ Bình Phát không có tài liệu chứng minh việc sử dụng các phương tiện thuê để thực hiện đào tạo thực hành, thi, kiểm tra...

Chưa dừng lại, với việc cấp phát phôi chứng chỉ chuyên môn ở một số cơ sở cũng không có sổ theo dõi hoặc có sổ nhưng ghi chép theo dõi không đúng quy định, hoặc không ghi rõ seri phôi chứng chỉ chuyên môn đã được cấp. Bên cạnh đó, có tới 7/9 cơ sở đào tạo bố trí giáo viên giảng dạy không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.

Khi thực tế tại một số cơ sở đào tạo, sát hạch, đoàn thanh tra đã phát hiện nhiều cơ sở xem nhẹ việc kiểm tra sát hạch. Cụ thể, Công ty Cổ phần dạy nghề đường thuỷ Bình Phát có số lượng học viên/lớp vượt quá theo quy định; lịch kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn và kết quả kiểm tra kèm theo biên bản họp hội đồng kiểm tra lần thứ nhất chưa thể hiện rõ giám thị coi thi, giám khảo chấm thi (Chi nhánh dạy nghề-Công ty TNHH Vận tải và Dịch vụ Hà Nam); tại 7/9 cơ sở đào tạo (Trung tâm dạy nghề số 1, Trung tâm dạy nghề đường thuỷ nội địa, Trường Cao đẳng GTVT Đường thuỷ I, Chi nhánh dạy nghề-Công ty TNHH Vận tải và dịch vụ Hà Nam...) chưa nhập dữ liệu của thuyền viên sau khi được cấp chứng chỉ chuyên môn vào cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý của Cục ĐTNĐVN.

Đến phần kiểm tra xác suất một số bài thi, bài kiểm tra trắc nghiệm lý thuyết đang lưu trữ tại các cơ sở đào tạo, một lần nữa sự “buông lỏng” của các cơ sở đào tạo như Trung tâm dạy nghề số 1, Trường Cao đẳng nghề số 13, Trường Cao đẳng GTVT Đường thuỷ I... lại được thể hiện qua việc giám khảo chấm điểm không chính xác, làm thay đổi kết quả kiểm tra.

Đánh giá về các tồn tại nêu trên, kết luận thanh tra của Bộ GTVT nhấn mạnh: Nguyên nhân khách quan là do số lượng phương tiện thuỷ nội địa phân bố không đều theo địa giới hành chính, nên nhu cầu được đào tạo cấp giấy chứng nhận chuyên môn tập trung tại một số địa phương sẽ tạo áp lực đối với cơ sở đào tạo trên địa bàn.

Các cơ sở đào tạo hoạt động kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa luôn tối đa lợi nhuận nên dẫn tới các sai phạm trong quá trình thực hiện đào tạo, trong việc tổ chức thi, kiểm tra cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn. Còn nguyên nhân chủ quan là do nhân lực phục vụ công tác quản lý của Cục ĐTNĐVN còn mỏng, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý theo nhiệm vụ được giao. Do đó, Cục ĐTNĐVN chưa giám sát được các kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn tại các cơ sở đào tạo.

Trước thực trạng trên, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, Cục ĐTNĐVN cần kiểm kiểm, rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân có tồn tại trong công tác đào tạo. Xem xét làm rõ trách nhiệm, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm trong việc tổ chức thi, kiểm tra cấp giấy chứng nhận. Đồng thời thu hồi thẻ coi thi, chấm thi đối với các giám khảo chấm điểm sai dẫn đến thay đổi kết quả thi, kiểm tra...

Với các cơ sở đào tạo, Thứ trưởng Bộ GTVT cũng yêu cầu rõ, phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.

Cùng đó, Trung tâm dạy nghề số 1, Trường Cao đẳng nghề số 13, Trường Cao đẳng GTVT Đường thuỷ I phải xử lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp với Cục ĐTNĐVN xử lý việc cấp chứng chỉ chuyên môn hạng nhất đối với  các thí sinh do giám khảo chấm điểm không chính xác. Mọi việc xử lý phải báo cáo kết quả về Thanh tra Bộ GTVT trước ngày 15-3.

Đặng Nhật

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Riêng quy định liên quan đến cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT của luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Ngày 27/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ II (2024 - 2029). Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến dự Đại hội. Cùng dự Đại hội còn có lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các tổ chức hội chuyên ngành văn học, nghệ thuật cùng đông đảo người làm điện ảnh trên cả nước.

Ngày 27/11, trao đổi với PV Báo CAND, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, qua công tác tuần tra kiểm soát từ ngày 1/11 đến hết ngày 24/11, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 2.291 trường hợp vi phạm giao thông liên quan đến học sinh. Trong số này có 517 trường hợp lái xe khi không đủ điều kiện, xử phạt 275 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện.

Sau khi tất cả hành khách xuống xe đi vào nhà hàng ăn cơm, anh N.C.K., phụ xe khách đã chui xuống gầm xe để kiểm tra hệ thống phanh thì bất ngờ xảy ra sự cố và bị xe đè lên người dẫn đến mắc kẹt dưới gầm xe, không thể thoát ra ngoài.

Ngày 27/11, liên quan đến tình trạng khai thác vàng trái phép ở xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước, lãnh đạo UBND huyện cùng đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Công an và các đơn vị liên quan trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý vụ việc.

Mở rộng vụ án “Buôn lậu”, “Trốn thuế” xảy ra tại Công ty TNHH Pretty Vina, Khu công nghiệp Hòa Mạc, phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Nam đã khởi tố, bắt giam Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh và Chi cục trưởng về tội nhận hối lộ.

Tại hiện trường sạt lở, mưa gió vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, một khối lượng lớn bùn non vẫn tràn xuống mặt đường. UBND huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) cho biết, lượng mưa tại khu vực có tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan qua địa bàn huyện, trong những ngày qua lên tới 1.099mm và 2.577mm, đỉnh Bạch Mã thậm chí vượt 2.997mm...

Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự đang được dư luận và các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ rất cao. Dư luận xã hội và ĐBQH đánh giá, việc ban hành nghị quyết của Quốc hội là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay, tránh để tồn tại thực trạng tài sản “đóng băng”, không lưu thông, hay nằm “phơi sương, phơi nắng” trong khi đất nước đang rất cần nguồn lực để phát triển.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文