Nhiều vi phạm tại các cơ sở đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe
- Cần xem lại khâu đào tạo, sát hạch lái xe (bài cuối)
- "Sát hạch" ban giám khảo - Tại sao không?
- Xử lý 20 đơn vị sai phạm về sát hạch, cấp giấy phép lái xe
Động vào đâu, vi phạm đấy
Trong 14 cơ sở đào tạo lái xe được tiến hành kiểm tra trong tháng 9-2016, có 3 đơn vị có phòng học pháp luật giao thông đường bộ trên máy tính sử dụng chung với phòng sát hạch lý thuyết của trung tâm sát hạch lái xe, máy tính được kết nối với Internet hoặc cài đặt phần mền ôn luyện lý thuyết nên có thể xem đáp án và câu hỏi thi. Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu công bằng trong thi tuyển.
Cụ thể, tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế không đủ số lượng máy tính của phòng học luật đường bộ trên máy tính, thiếu 1 phòng học kỹ thuật lái xe; thiếu xe ôtô kê kích để tập số nóng, số nguội.
Hay như Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ giao thông vận tải (tỉnh Bình Định), phòng học pháp luật giao thông đường bộ trên máy tính có số lượng máy tính hoạt động được không đủ để đáp ứng lưu lượng đào tạo. Sang đến sân tập lái, kết luận của thanh tra cũng chỉ ra có tới 8/14 đơn vị có sân tập lái thiếu hình tập “số 3, số 8”, không có lan can hoặc có lan can không đúng quy định trên đường dốc tại bài “dừng và khởi hành xe trên dốc”, thiếu vạch kẻ đường, thiếu một số biển báo hiệu đường bộ.
Về vấn đề xe tập lái, có 3 đơn vị có tỷ lệ xe hợp đồng hạng B/xe sở hữu cùng hạng vượt quá quy định 50% như: Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Tĩnh 53,3%, Trung tâm Dạy nghề lái xe cơ giới đường bộ Hà Tĩnh 76,9%; Trung tâm Dạy nghề các khu công nghiệp (tỉnh Bình Định) vượt 78,5%.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa: |
Ngoài ra, Trung tâm Dạy nghề lái xe cơ giới đường bộ Hà Tĩnh đang sử dụng 2 xe tải tập lái hạng C không có mui che mưa, nắng và ghế ngồi cho người học trên thùng xe để daỵ thực hành lái xe. Thậm chí có 5 đơn vị thiếu xe tập lái số tự động hạng B; 8 đơn vị có một số xe tập lái lắp biển tập lái chưa đúng quy định hoặc chưa ghi, ghi không đúng tên cơ sở đào tạo.
Điều đáng chú ý hơn cả, đó là chất lượng giáo viên dạy lái xe. Hai đơn vị thuộc tỉnh Hà Tĩnh chỉ có từ 25-50% số lượng giáo viên dạy lái xe tham dự tập huấn nâng cao trình độ theo đề án của Bộ GTVT. Còn tại Trường Cao đẳng Nghề (tỉnh Thừa Thiên-Huế), Công ty cổ phần Đào tạo lái xe Tây Sơn, Trung tâm Dạy nghề các khu công nghiệp (Bình Định), một số giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe lại do Sở GTVT tỉnh khác cấp, hoặc mang tên cơ sở đào tạo khác.
Hay như tại Trung tâm Đào tạo nghề tại Bình Định thuộc Trường Cao đẳng Nghề số 5 Bộ Quốc phòng, Trung tâm Dạy nghề lái xe ôtô - môtô Masco Thừa Thiên-Huế ghi chép việc bố trí giáo viên dạy thực hành lái xe mang tính hình thức, không đúng thực tế giảng dạy...
Sở GTVT cũng sai liên tiếp
Không chỉ thanh tra các cơ sở đào tạo, Đoàn thanh tra của Bộ GTVT cũng đã làm việc với Sở GTVT Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế và Bình Định, đồng thời chỉ rõ những tồn tại ở các cơ quan này.
Cụ thể, Sở GTVT Thừa Thiên-Huế thực hiện cấp giấy phép đào tạo lái xe ôtô không có đại diện cơ quan quản lý dạy nghề tại địa phương trong thành phần đoàn kiểm tra theo quy định; chưa mở sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu; Sở GTVT Hà Tĩnh cấp giấy phép xe tập lái cho 2 xe tải hạng C khi chưa có đầy đủ các điều kiện xe tập lái theo quy định; Sở GTVT Bình Định chưa lập biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra khóa học, kỳ thi tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo.
Thậm chí ngay trong công tác quản lý sát hạch, cấp đổi GPLX, đoàn thanh tra cũng chỉ ra Sở GTVT Thừa Thiên-Huế lưu trữ hồ sơ sát hạch viên thiếu bản photo thẻ sát hạch, hoặc chỉ có bản photo thẻ sát hạch viên cũ đã hết hạn; chưa thu hồi thẻ sát hạch viên đối với người đã chuyển công tác khác...
Trước hàng loạt tồn tại kể trên, Đoàn thanh tra Bộ GTVT kiến nghị, giao thanh tra Sở GTVT Hà Tĩnh xử phạt vi phạm hành chính đối với Trung tâm Doanh nghiệp lái xe cơ giới đường bộ Hà Tĩnh; rà soát kiểm tra, xử lý việc cơ sở đào tạo ngoại tỉnh có treo biển quảng cáo tuyển sinh học lái xe ôtô trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều chỉnh giảm lưu lượng đào tạo lái xe ôtô của Trung tâm Dạy nghề lái xe cơ giới đường bộ Hà Tĩnh từ 284 học viên xuống còn 187 học viên để phù hợp với số lượng xe tập lái hiện có của Trung tâm và theo đúng quy định của thông tư...
Với Sở GTVT Thừa Thiên-Huế, đoàn thanh tra cũng yêu cầu điều chỉnh giảm lưu lượng đào tạo lái xe ôtô từ 950 học viên xuống 841 học viên của Trường Cao đẳng Giao thông Huế, từ 984 học viên xuống còn 923 học viên của Trường Cao đẳng Nghề số 23, để phù hợp với số lượng xe tập lái hiện có của cơ sở đào tạo; kiểm tra kỹ các điều kiện của xe tập lái khi cấp giấy phép xe tập lái, đảm bảo các xe tâp lái có đầy đủ các điều kiện theo quy định; bố trí đủ số người giám sát kỳ sát hạch...