Xe khách vi phạm tốc độ 550 lần/tháng

16:25 08/12/2020
Xe vi phạm tốc độ nhiều nhất là 550 lần, mang BKS 51B-222.61; Tiếp đó là xe BKS 51B-221.37 với 535 lần/tháng, đều của Hợp tác xã Hà Nguyên STC.

Ngày 8/12, Sở GT&VT tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã quyết định thu hồi phù hiệu của 50 xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định do liên tục vi phạm về tốc độ, trong đó có phương tiện vi phạm lên tới 550 lần/tháng. 

Lỗi vi phạm trên được thiết bị giám sát hành trình tại Tổng cục đường bộ Việt Nam phát hiện trong thời gian từ ngày 1 đến 30/11. Các phương tiện này có từ 5 lần vi phạm tốc độ trên tổng số 1.000km xe chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 5 km/h trở xuống).

Nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến phóng nhanh vượt ẩu của tài xế xe khách

Xe vi phạm tốc độ nhiều nhất là 550 lần, mang BKS 51B-222.61; Tiếp đó là xe BKS 51B-221.37 với 535 lần/tháng, đều của Hợp tác xã Hà Nguyên STC, chạy tuyến bến xe Lâm Hà (Lâm Đồng) đến bến xe Lam Hồng (Bình Dương).

Xe BKS 49B-018.44 của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Nhật Đoan Limousine cũng bị phát hiện 343 lần vi phạm tốc độ trong vòng một tháng. Xe BKS 49B-016.91 của Hợp tác xã Vận tải Lâm Hà chạy tuyến bến xe Đức Trọng đến bến xe Bình Dương, vi phạm tốc độ 314 lần/tháng...

Ngoài ra, nhiều xe khách chạy tuyến cố định của Công ty TNHH Phương Trang Đà Lạt, Công ty TNHH Thành Bưởi Đà Lạt, Công ty TNHH Điền Linh, Công ty TNHH Hà Anh Tuyên... cũng vi phạm tốc độ nhiều lần trong tháng và cũng bị Sở GT&VT tỉnh Lâm Đồng thu hồi phù hiệu.

Khắc Lịch

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ ngày 9/5 (giờ địa phương) cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bổ sung 37 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại do có những hành động được cho là “gây phương hại an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Thông qua việc thường xuyên đi lễ chùa, Bùi Thị Ninh đã tạo mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở trong và ngoài tỉnh rồi kêu gọi họ góp vốn để đầu tư kinh doanh. Sau khi nhận tiền, Ninh không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận mà dùng cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài hơn 70km, rộng trên 22.000ha. Nhiều năm qua, người dân tỉnh Thừa Thiên Huế sống ven vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã tận dụng diện tích mặt nước rộng lớn này để nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế. Để đảm bảo ANTT vùng đầm phá, Công an các xã ven đầm phá đã tăng cường tuần tra, thực hiện nhiều biện pháp giúp ngư dân chống nạn khai thác, đánh bắt tận diệt và trộm cắp thủy sản.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2023- 2024. Năm nay, Trường THPT Yên Hòa có tỷ lệ "chọi" cao nhất với 1/3,11, tức trung bình trên 3 thí sinh dự thi mới có 1 em đỗ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文