Sẽ xây 6 cầu vượt cho người đi bộ, đi xe đạp qua sông Tô Lịch và đường Láng

08:52 02/12/2019
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản trả lời Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội về việc thẩm định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng 3 cầu vượt cho người đi bộ kết hợp đi xe đạp qua sông Tô Lịch và Dự án xây dựng 3 cầu vượt cho người đi bộ qua đường Láng.


Tại văn bản này, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Ngô Mạnh Tuấn cho rằng, tuyến đường Láng có mật độ phương tiện giao thông cao và là nơi tập trung nhiều cơ quan, đơn vị, trường học.

Nhu cầu di chuyển qua đường Láng để sang phần đường đi bộ ven sông Tô Lịch cũng như nhu cầu đi bộ, đi xe đạp qua sông Tô Lịch để sang làn đường đi bộ, đi xe đạp trên tuyến đường Láng tăng cao. Tuy nhiên, hiện chưa có hệ thống các cầu vượt dành cho người đi bộ qua đường Láng và hệ thống cầu vượt cho người đi bộ, đi xe đạp vượt sông Tô Lịch.

Tuyến đường Láng là trục đường đô thị kết nối 3 quận lớn gồm: Thanh Xuân, Đống Đa, Cầu Giấy, đồng thời là đoạn tuyến quan trọng của đường Vành đai 2 kết nối sân bay quốc tế Nội Bài nên có mật độ phương tiện cao, tốc độ di chuyển lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Ngoài ra, việc bố trí các nhà chờ xe buýt hiện tại còn cách xa các cầu vượt sông hiện có, gây khó khăn cho người đi bộ từ đường Nguyễn Khang, đường Nguyễn Ngọc Vũ ra điểm dừng xe buýt trên đường Láng. Do đó, việc đầu tư hệ thống cầu vượt nói trên là rất cấp thiết nhằm bảo đảm an toàn và thuận tiện cho việc đi lại của người dân.

Về quy mô và vị trí, 3 cầu vượt sông gồm cầu Tô Lịch 1 (nằm giữa cầu Cót và cầu 361); cầu Tô Lịch 2 (nằm giữa cầu 361 và cầu Trung Hòa); cầu Tô Lịch 3 (nằm giữa cầu Trung Hòa và cầu Hòa Mục). Mỗi cầu có chiều dài dự kiến 40m.

Cầu đi bộ qua đường Láng gồm cầu số 1 đặt tại gần số nhà 1174 đường Láng – siêu thị Điện máy Xanh có chiều dài nhịp 43m; cầu số 2 đặt tại khu vực phố Pháo Đài Láng, gần số nhà 778 đường Láng, chiều dài nhịp 33m; cầu số 3 đặt tại khu vực chợ Láng Hạ, chiều dài nhịp 41m.

Đặng Nhật

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文