TP Hồ Chí Minh mở đường hơn 5.400 tỷ - nối quận 4 và 7

15:36 16/04/2017
Dài gần 4 km từ đường Hoàng Diệu đến Nguyễn Văn Linh, tuyến đường mới sẽ hoàn thiện trục Bắc - Nam, được kỳ vọng giảm ùn tắc khu vực cầu Kênh Tẻ.


UBND TP HCM vừa kiến nghị Thủ tướng được áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, sớm triển khai dự án đường trục Bắc - Nam (đoạn từ Hoàng Diệu đến Nguyễn Văn Linh).

Với tổng mức đầu tư khoảng 5.430 tỷ đồng, tuyến đường dài 3,8 km, rộng 40-60 m (8-10 làn xe) bắt đầu ở đường Hoàng Diệu (chân cầu Ông Lãnh - quận 4) và điểm cuối nối với đường Nguyễn Văn Linh (quận 7). Nó được kỳ vọng giảm ùn tắc cho các xe từ phía Nam thành phố vào trung tâm và ngược lại.

Tuyến đường dự kiến được mới. Ảnh: Sở GTVT TP HCM.

Động thái của thành phố xuất phát từ thực tế: các khu đô thị ở huyện Nhà Bè, quận 7 phát triển rất nhanh - nhất là khu cảng Hiệp Phước, khiến lượng xe từ các khu này vào trung tâm (và ngược lại) rất lớn. Việc mở tuyến đường mới được cho là phải làm sớm, giải quyết tình trạng ùn tắc ngày càng nghiêm trọng.

Liên quan đến việc kéo giảm ùn tắc ở khu vực này, dự kiến trong năm Sở Giao thông Vận tải TP HCM mở rộng mặt cầu kênh Tẻ mỗi bên 1,5 m; tổng kinh phí khoảng 90 tỷ đồng.

Trục đường Bắc - Nam của TP HCM bắt đầu từ Quốc lộ 22 qua An Sương, đổ xuống Trường Chinh rồi về Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè).

Đây là một trong hai trục đường xuyên tâm quan trọng của thành phố. Trong đó, đoạn từ An Sương đến cầu Ông Lãnh đã cơ bản hình thành từ việc kết hợp giữa các đường có sẵn với đường Cách Mạng Tháng Tám. Đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cảng Hiệp Phước đã được đầu tư.

Riêng đoạn từ nút giao Hoàng Diệu đến đường Nguyễn Văn Linh hiện phải đi ziczac qua hai ngã tư và thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng, nhất là ở khu vực trên và 2 đầu cầu Kênh Tẻ.

Theo VNE

Theo các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập sẽ có chiều dài lên đến 1.012 km. Trong đó, địa bàn thành phố trước khi sáp nhập có 12 tuyến, tổng chiều dài khoảng 582km; tỉnh Bình Dương trước sáp nhập có 12 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 305km và trong số này có 6 tuyến kết nối với TP Hồ Chí Minh. Riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập có 3 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 125km.

Nhiều ngày qua, tiết trời nắng nóng như trút lửa xuống dải đất miền Trung. Trong cái nắng nóng oi ả giữa trưa hè tháng 7, những CBCS Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn căng mình “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để vận động, đưa đón những thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính đến các điểm thu nhận mẫu ADN…

Những khu dân cư hiện hữu với đường hẻm nhỏ hẹp ở khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh là do lịch sử để lại, nếu muốn cải tạo, chỉnh trang đòi hỏi phải có nhiều thời gian, công sức. Vì vậy công tác phòng cháy hiệu quả nhất vẫn là ý thức của mỗi hộ gia đình, phải biết cứu lấy sinh mạng, tài sản của mình trước vì “giặc lửa” cũng như cơn cuồng phong, chỉ trong chớp mắt đã cuốn phăng tất cả nên không thể chủ quan chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Dẫu nắng hay mưa, dẫu ngày hay đêm, khó khăn vất vả, 2.233 tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian qua vẫn luôn cần mẫn, năng nổ, nhiệt tình cùng lực lượng Công an cơ sở hàng ngày góp sức mình giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an và Thượng tướng Lê Quý Vương, Chủ tịch Hội Cựu CAND Việt Nam, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an đã đồng chủ trì Lễ ký Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Hội Cựu CAND Việt Nam trong công tác bảo đảm ANTT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.