Tai nạn giao thông mỗi năm làm thiệt hại tới 2,5% GDP toàn cầu

15:29 29/11/2019
Phát biểu khai mạc Hội nghị ATGT ngày 29-11, Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Văn Thể cho biết, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,3 triệu người chết và 50 triệu người bị thương do tai nạn giao thông (TNGT). Thiệt hại từ TNGT chiếm khoảng 2,5% GDP toàn cầu, tương đương 1.500 tỷ USD/năm.

 Bộ trưởng Bộ GTVT cho hay, với các nước đang phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, GDP còn thấp như Việt Nam, thiệt hại do TNGT gây ra là rất nghiêm trọng.

 Từ năm 2011 đến nay, 5 nghị quyết đã được ban hành với mục tiêu đến năm 2020, số người chết và bị thương do TNGT được kéo giảm bằng 50% so với năm 2010. 

Nếu như năm 2010, TNGT ở Việt Nam cướp đi sinh mạng của khoảng 12.000 người, đến năm 2018, con số này chỉ còn khoảng 8.000 người. 11 tháng năm 2019, số người tử vong do TNGT là 6.975 người/ 15.800 vụ TNGT. Dự kiến, năm 2019 sẽ là năm đầu tiên trong 20 năm qua, Việt Nam sẽ kéo giảm số người thiệt mạng do TNGT xuống con số dưới 8.000 người”, Bộ trưởng nói.

Mặc dù mục tiêu kéo giảm 5-10% số vụ, số người chết, số người bị thương do TNGT, song, theo Bộ trưởng, TNGT vẫn có những diễn biến phức tạp, mỗi ngày ở Việt Nam vẫn có 20 người chết và 50 người bị thương do TNGT. Nhiều vấn đề bức xúc như: lái xe sử dụng ma túy, chất kích thích, vi phạm Luật Giao thông đường bộ vẫn còn tái diễn, trong khi đó việc ứng dụng khoa học vào giám sát, xử phạt còn kém.

 “Đây là vấn đề Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ GTVT và các cấp chức năng Việt Nam rất quan tâm. Vì vậy, Hội nghị ATGT Việt Nam 2019 thực sự có ý nghĩa trong việc công bố nhiều kết quả nghiên cứu khoa học về ATGT, tìm các giải pháp để ứng dụng công nghệ từ nghiên cứu vào thực tiễn, giúp kéo giảm TNGT ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung”, Bộ trưởng cho hay.

 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng bày tỏ hi vọng, Hội nghị ATGT năm 2019 sẽ giúp Việt Nam giải quyết được các vấn đề cốt lõi.

Ảnh: Hiện trường một vụ TNGT nghiêm trong

Theo số liệu báo cáo của Cục CSGT, trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2016-2018 xảy ra 59.382 vụ TNGT đường bộ. Từ số liệu này, phân tích cho thấy TNGT xảy ra trên các tuyến quốc lộ chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là các tuyến đường nội thị và tỉnh lộ. Cụ thể, đường cao tốc có 284 vụ chiếm 0,6%; Quốc lộ 18.808 vụ chiếm 37,0%; tỉnh lộ 7.351 vụ chiếm 14,5%; đường nội thị là 17.549 vụ chiếm 34,5%; đường nông thôn là 5.704 vụ chiếm 11,2%. Phương tiện gây TNGT ở nước ta chủ yếu vẫn là mô tô, xe máy và ô tô. Trong đó mô tô xe máy chiếm 66%; ô tô 27,9% và 6,1% dành cho các phương tiện khác. 

Đáng chú ý hơn cả, người bị TNGT trong độ tuổi từ 27-55 (50,4%) và 18-27 (32,7%) chiếm tỉ lệ cao nhất. Khung giờ từ 12-18h (31,1%) và từ 18-24h (39,4%) là khoảng thời gian xảy ra TNGT nhiều nhất trong ngày. Ngoài các đặc điểm nói trên, theo Thượng tá PGS.TS Lê Huy Trí (Học viện  Cảnh sát nhân dân) thì điều kiện chiếu sáng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của người và phương tiện tham gia giao thông nhất là trong điều kiện trời tối, thời tiết xấu.

Phạm Huyền

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文