Tai nạn thảm khốc từ đường ngang tử thần

08:53 27/04/2017
Chỉ trong một tháng mà có tới 46 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường sắt, làm chết 21 người, bị thương 39 người. Dù có đường giao thông ưu tiên riêng, dù có rào chắn nhưng tai nạn đường sắt thảm khốc vẫn liên tục xảy ra.

Những ngày gần đây, tử thần lại tiếp tục cướp đi sinh mạng của người tham gia giao thông. Hậu quả lớn nhưng dường như người dân chưa biết sợ?

Hậu quả ngày một thảm khốc

13h45 ngày 24-4, tại Km 112+200 đoạn qua xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đoàn tàu TN1 lưu thông theo hướng Bắc - Nam bất ngờ húc vào xe ôtô 7 chỗ Innova. Mặc dù lái tàu đã nhìn thấy xe ôtô vượt qua đường sắt, kéo còi inh ỏi, nhưng chiếc xe ở quá gần nên hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra.

Chiếc xe văng xa cả chục mét, biến dạng. Vụ tai nạn làm 4 người tử vong, 2 người bị thương nặng. Hiện trường xảy ra vụ việc là đường ngang dân sinh chỉ có cảnh báo tự động, không có gác chắn.

Cũng trong ngày 24-4, trên tuyến đường sắt đi qua TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, trong lúc tàu hỏa đang lưu thông thì bất ngờ xe tải mang BKS 14C-18699 băng qua đường ngang. Xe tải bị tàu kéo đi một đoạn, hư hỏng nặng, đầu tàu chở than cũng bị lật nghiêng sang một bên. Tài xế xe tải bị thương nặng được đưa đi cấp cứu ngay sau đó.

Chỉ trong ngày 24-4 đã xảy ra 2 vụ TNGT đường sắt gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: D.T

Theo thống kê của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tháng 1-2017 đã xảy ra 46 vụ TNGT đường sắt, làm chết 21 người, bị thương 39 người. Trong vòng 1 tuần đầu tháng 2-2017 liên tiếp xảy ra 4 vụ TNGT đường sắt nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn về người và tài sản.

Đó là các vụ: Tai nạn giữa tàu SQN và ôtô 16 chỗ tại lối đi dân sinh thuộc địa bàn phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai làm 2 người chết, 7 người bị thương, ôtô hư hỏng nặng. Ngày 4-2 xảy ra tai nạn giữa tàu LP5 và xe ôtô 4 chỗ xảy ra tại đường ngang thuộc địa bàn xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên làm 3 người bị thương…

Qua phân tích các vụ tai nạn này, nguyên nhân chủ yếu là do người điều khiển ôtô chủ quan, bất cẩn, không tuân thủ quy tắc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ qua các vị trí giao cắt với đường ngang.

Có điểm giao cắt, địa phương bố trí người cảnh giới, nhưng tại thời điểm xảy ra tai nạn lại không có người của địa phương đứng gác.

86% đường ngang chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật

Theo thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, hiện nay trên toàn mạng lưới đường sắt quốc gia có 5.793 vị trí giao cắt cùng mức giữa đường bộ và đường sắt. Trong đó có 1.514 đường ngang hợp pháp (641 đường ngang có người gác, 366 đường ngang cảnh báo tự động).

Kinh phí chi bình quân cho 1 đường ngang có gác khoảng 700 triệu đồng/năm. Tại các vị trí đường ngang hợp pháp đều được thiết kế mặt lát bằng tấm đan bê tông hoặc láng nhựa cấp phối để người và phương tiện qua đường sắt dễ dàng.

Tuy nhiên, có đến 86% chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định theo Thông tư 62/2015/TT-BGTVT về tầm nhìn hạn chế, độ dốc góc giao cắt của đường bộ qua đường sắt vượt quá quy định… đặc biệt là các đường ngang tại các vị trí đường bộ song song, liền kề đường sắt và ra vào các khu dân cư, khu công nghiệp. Nguyên nhân là do các đường ngang này được xây dựng trước khi có Thông tư 62, trong khi chưa đủ kinh phí để nâng cấp đạt tiêu chuẩn quy định.

Bên cạnh đó, trang thiết bị nhiều đường ngang có gác lạc hậu, phòng vệ đường ngang chủ yếu dùng nhân công. Việc đầu tư các đường ngang có thiết bị tự động đóng chắn và cảnh báo tự động có cần chắn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số đường ngang.

Đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, một trong những nguyên nhân xảy ra TNGT nhiều và thảm khốc thời gian qua là do lưu lượng phương tiện giao thông đường bộ tăng cao, tốc độ tàu được nâng lên.

Trong khi đó, ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân còn nhiều hạn chế, đa số do thiếu quan sát hoặc không chấp hành báo hiệu, tín hiệu khi đi qua các vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, lối đi dân sinh còn tồn tại quá nhiều.

Hiện cả nước có tới 4.279 lối đi dân sinh. Tại vị trí các lối đi dân sinh do người dân địa phương tự mở, phía đường sắt đã tổ chức rào chắn nhưng vẫn không thể ngăn được việc tự tháo dỡ và đi lại bình thường của người dân. Bởi thế, TNGT đường sắt vẫn xảy ra ngày càng phức tạp và gây hậu quả nặng nề tại các lối đi dân sinh.

Nỗ lực xóa bỏ đường ngang tử thần

Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ngành Đường sắt đã có nhiều giải pháp để khắc phục như: Đầu tư xây dựng hầm chui, cầu vượt, đường gom, hàng rào cách ly, nâng cấp, cải tạo đường ngang, xóa bỏ lối đi dân sinh, cắm biển hiệu cảnh báo, lắp đặt bổ sung cần chắn tự động, tổ chức cảnh giới… dù vậy vẫn còn nhiều tồn tại.

Trước tiên phải kể đến tồn tại từ phía ngành Đường sắt, đó là: Để diễn ra tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt; chưa cắm được các cảnh báo cấm xe ôtô trên 9 chỗ và xe tải trên 2,5 tấn trên đường ngang dân sinh có chiều rộng nhỏ 3m trở xuống; hầu hết chưa lắp đặt được biển “chú ý tàu hỏa” tại các lối đi dân sinh… Đối với các địa phương và đơn vị quản lý đường bộ chưa đảm bảo công tác duy tu và cắm biển báo theo quy định.

Đặc biệt là chưa làm gờ giảm tốc cưỡng bức tại các đường ngang. Ở một số địa phương có nguy cơ TNGT cao như Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Bình Định… thì chưa tổ chức triển khai cảnh giới ở các lối đi dân sinh…

Ngành Đường sắt đã triển khai nhiều giải pháp mới cũng như khắc phục tồn tại để đảm bảo an toàn giao thông tại các đường ngang, lối đi dân sinh.

Trong đó nghiên cứu thí điểm một số giải pháp như: Lắp gương cầu lồi, lắp đèn quay cảnh báo giao thông, lắp đặt tín hiệu ngăn đường trên đường sắt, lắp đặt thiết bị báo tàu đến gần đối với đường ngang có tầm nhìn hạn chế, lắp đặt tín hiệu đường bộ có cần vươn ra giữa làn đường bộ đi vào đường ngang để người tham gia giao thông đường bộ nhìn thấy từ xa…

Tuy nhiên, giải pháp quan trọng hơn cả hiện tại chính là ý thức của người tham gia giao thông. Đã có quá nhiều bài học đau đớn về sự thiếu ý thức của lái xe khi cố tình băng qua đường sắt, về sự cẩu thả dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và tính mạng con người. Thế nên, chính người dân phải biết tự bảo vệ mình, chú ý quan sát khi đi qua những đường ngang luôn rình rập nguy hiểm.

Việt Hà

Chiều 29/5, với 461/463 đại biểu Quốc hội (96,44% tổng số đại biểu) biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nghị quyết giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không thông qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không sử dụng vốn đầu tư công.

Ngày 29/5, Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Đánh bạc” và “Rửa tiền”, khởi tố 14 bị can về tội “Đánh bạc” quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự, khởi tố 7 bị can về tội “Rửa tiền” quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự.

Mặc dù gia đình người lái xe tải tông sập nhà dân khiến hai đứa trẻ thương vong đã tích cực khắc phục hậu quả, xây dựng lại căn nhà và bồi thường dân sự cho gia đình nạn nhân, nhưng hành vi của lái xe đã cấu thành tội phạm nên phải khởi tố theo quy định pháp luật.

Ngày 29/5, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 4755/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng Gói thầu xây dựng đường cao tốc thuộc Dự án đường bộ cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (đoạn qua tỉnh Bình Phước).

Ngày 29/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, đang tạm giữ hình sự 3 đối tượng Mai Xuân Tưởng (SN 1992), Mai Văn Đức (SN 1994) và Quảng Tấn Hưng (SN 1992) để điều tra về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Ngày 29/5, Công an tỉnh Hòa Bình phối hợp với Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) tổ chức Hội nghị “điểm” Sơ kết công tác xây dựng, duy trì, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến về công tác bảo đảm ANTT trong xây dựng nông thôn mới năm 2024 tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy.

Nằm trong chương trình phối hợp công tác tuyên truyền giữa Công an tỉnh Yên Bái và Cục Truyền thông CAND, Bộ Công an, ngày 29/5, đoàn phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài lực lượng CAND vừa có chuyến nghiên cứu thực tế tại Yên Bái. Đoàn do Thiếu tướng Trần Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông CAND làm trưởng đoàn.

Với chủ đề “Đón kỷ nguyên mới”, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) sẽ chính thức khai mạc vào tối 31/5 tới, quy tụ 10 đội pháo hoa đến từ 3 châu lục. Đây là mùa lễ hội có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của một trong những sự kiện văn hóa – du lịch tầm cỡ hàng đầu châu Á.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức đánh giá, Luật Căn cước vô cùng tiến bộ khi đưa ra 1 chế định là cấp Giấy chứng nhận căn cước cho những người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, đồng thời đề nghị Điều 19, Điều 23 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam cần bổ sung đối tượng này, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an rà soát cụ thể.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.