Thu phí tự động không dừng trước nguy cơ “vỡ” tiến độ

09:06 27/11/2020
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang đốc thúc các đơn vị liên quan gấp rút hoàn thành hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC) ở các trạm thu phí để đưa vào vận hành trước ngày 31/12/2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Điều đáng chú ý, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tất cả các trạm thu phí trên cả nước phải chuyển hết sang thu phí ETC. Nhưng trên thực tế vẫn còn những bất cập khiến một số nhà đầu tư BOT chưa ký hợp đồng dịch vụ ETC, dẫn đến những lo ngại “vỡ tiến độ” dự án.

Thông tin từ Tổng cục đường bộ Việt Nam cho biết, dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 (BOO1) tính đến tháng 10 đã dán được hơn 900.000 thẻ (trong tổng số hơn 3,5 triệu phương tiện trên cả nước) với khoảng 47% số xe dán nạp tiền vào tài khoản để sử dụng dịch vụ. Hiện đã lắp đặt, vận hành 25/26 trạm trên quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.

Kế hoạch thu phí không dừng đến nay không đạt tiến độ.

Ngoài ra, 13 trạm đã lắp đặt, đưa vào vận hành gồm: Mỹ Lộc, Tân Đệ (đang chuyển trạm), Tiên Cựu, An Sương - An Lạc, Đại Yên, Yên Lệnh, Tam Nông, quốc lộ 5, Hạc Trì, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Tuy nhiên, tại trạm BOT Phả Lại đã lắp đặt xong hệ thống thu phí tự động không dừng nhưng phía Công ty TNHH Thu phí tự động VETC chưa tiếp nhận để vận hành khai thác. Đặc biệt, có 5 tuyến cao tốc do Tổng Công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC quản lý nhưng chỉ có 1 tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã đưa vào vận hành 15 làn, còn lại 4 tuyến cao tốc chưa hề triển khai thực hiện lắp đặt. Đối với dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 2 (BOO2), có 33 trạm thu phí trên 23 Dự án BOT.

Hiện có 2 trạm tạm dừng thu là trạm T2 trên quốc lộ 91 và quốc lộ 3 Thái Nguyên còn lại 31 trạm đang hoạt động. Về việc ký Phụ lục Hợp đồng BOT để bổ sung lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng, đến nay có 30 trạm thu phí đã được 20 nhà đầu tư ký Phụ lục Hợp đồng với Bộ  GTVT để bổ sung việc đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng.

Còn 3 trạm/3 dự án BOT chưa ký Phụ lục Hợp đồng BOT bổ sung việc lắp đặt hệ thống thu phí không dừng. Ngoài ra, trong số 31 trạm thu phí đang hoạt động, hiện có 17 trạm BOT của 12 dự án đã được nhà đầu tư ký Hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ (BOO2). Còn 10 trạm của 8 dự án BOT chưa được nhà đầu tư BOT ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ.

Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nêu trên, Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng Chỉnh phủ chỉ đạo, hiện nay VEC đang xây dựng giải pháp và báo cáo cấp có thẩm quyền để có căn cứ thực hiện. Trong tổng số 33 trạm thu phí thuộc giai đoạn 2, có 8 trạm có tính chất đặc thù kiến nghị không thực hiện hoặc lùi thời gian thực hiện để đảm bảo hiệu quả gồm 2 trạm thu phí có doanh thu quá thấp (cầu Mỹ Lợi và Thái Hà), 3 trạm chưa được thu phí và đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án bố trí vốn ngân sách Nhà nước hoàn trả cho nhà đầu tư (trạm Km1747 đường Hồ Chí Minh, Bờ Đậu - quốc lộ 3, trạm T2 - quốc lộ 91) và 3 trạm quốc lộ 51 nên việc triển khai ETC không hiệu quả do thời gian còn lại quá ngắn dưới 3 năm.

Chưa kể, cả 5 dự án đặc thù nêu trên hiện phương án tài chính ở tình trạng rất xấu, ảnh hưởng lớn tới các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng. Ngoài ra, các dự án này nằm trên các tuyến có lưu lượng giao thông thấp, không ảnh hưởng đến hiệu quả chung của hệ thống ETC trên toàn quốc.

Khẳng định các tồn tại vướng mắc của dự án giai đoạn 2 cơ bản đã được tháo gỡ, lãnh đạo Bộ GTVT nhìn nhận, với tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án công nghệ của Tập đoàn Viettel, đến hết 31-12-2020, các trạm thu phí đủ điều kiện triển khai thu phí không dừng thuộc giai đoạn 2 (25 trạm) sẽ được triển khai hoàn thành đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Với các trạm thu phí do địa phương là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện, trong tổng số 15 địa phương với 35 trạm thu phí, hiện có 19/35 trạm đã triển khai lắp đặt thiết bị, vận hành và kết nối với dự án của Bộ GTVT; 11/35 trạm đang triển khai thực hiện việc lắp đặt thiết bị và đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ; 5/35 trạm thuộc các dự án BOT đang trong quá trình đầu tư xây dựng, sẽ triển khai ETC khi đưa dự án BOT vào vận hành khai thác.

“Như vậy, tổng thể đến 31/12/2020, cơ bản toàn bộ các trạm thu phí trên toàn quốc đủ điều kiện triển khai sẽ được lắp đặt, vận hành hệ thống ETC đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngoại trừ 4 trạm do VEC quản lý, 8 trạm không đủ điều kiện triển khai,” lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định.

Để phát huy hiệu quả đầu tư hệ thống ETC, tạo thuận lợi cho người sử dụng, đối với giai đoạn 2, hiện Viettel đang tổ chức thực hiện liên thông tài khoản ngân hàng thông qua việc sử dụng ví điện tử Viettelpay, dự kiến đưa dịch vụ vào khai thác trước 31/12/2020.

Đề cập đến việc dán thẻ E-tag, tham gia dịch vụ ETC, theo thống kê của Bộ GTVT, đến nay, số lượng phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ chưa cao, chưa phát huy hết hiệu quả của hệ thống. Trước tình trạng này, tại cuộc họp kiểm điểm tiến độ dự án, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị phải khẩn trương bám sát tiến độ hoàn thành của từng hạng mục; tăng cường giám sát, đôn đốc tình hình triển khai; chủ động xử lý các vướng mắc phát sinh của dự án thuộc thẩm quyền; đẩy nhanh đàm phán ký kết phụ lục Hợp đồng BOT và các Hợp đồng dịch vụ cho phù hợp với phương án tài chính điều chỉnh đã được phê duyệt.

Bộ trưởng cũng đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ ETC khẩn trương hoàn thiện việc kết nối liên thông 2 trung tâm dữ liệu trong tháng 11/2020, đồng thời VETC phải tích cực làm việc với các ngân hàng thương mại để mở rộng dịch vụ liên thông tài khoản, hoàn thiện giải pháp kết nối tài khoản thông qua hệ thống ví điện tử Viettel Pay (điều này sẽ giúp người sử dụng dịch vụ không phải nạp tiền cố định vào tài khoản giao thông như hiện nay).

Nhật Uyên

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Ngày 14/11, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà ở tặng người có công với cách mạng; trao kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà Đại đoàn kết; trao thiết bị, máy tính tặng Trung tâm y tế, ngành giáo dục và đào tạo huyện.

Các đối tượng đặt mua nhiều nhẫn và mặt tượng vàng kém chất lượng nhưng được chế tác rất tinh xảo có giá trị tương đối cao. Điều đáng nói, số hàng này có khắc thương hiệu của các Công ty vàng bạc đá quý có tiếng ở TP Hồ Chí Minh khiến nhiều chủ tiệm vàng ở Huế tin tưởng...

Sáng 15/11, Thanh tra tỉnh Quảng Nam cho biết, đã có công văn trả lời đơn khiếu nại của Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh Quảng Nam đối với Kết luận thanh tra số 102/KL-TTT ngày 7/10/2024 của Chánh Thanh tra tỉnh về việc thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại bệnh viện này (Báo CAND đã thông tin).

Mặc dù biết rõ hành vi chở người nước ngoài nhập cảnh không có giấy tờ, không có hộ chiếu, không làm thủ tục khai báo nhập cảnh là trái pháp luật, nhưng vì lợi nhuận cao, Thắng rủ thêm 3 người khác chạy 2 xe ô tô để chở 6 người Trung Quốc vào Việt Nam rồi xuất cảnh chui sang Campuchia...

5.000 năm trước, ở Bắc Phi, một vị vua đầy tham vọng, ngày nay được gọi là Narmer, đã thống nhất hai vùng đất Thượng Ai Cập ở phía Nam và Hạ Ai Cập ở phía Bắc thành lãnh thổ vĩ đại đầu tiên trên thế giới - Ai Cập. Nhưng cho đến nay, nguồn gốc của nền văn minh Ai Cập vẫn còn khá mơ hồ. Những gì còn sót lại về vị Pharaoh đầu tiên của Ai Cập chỉ là cái tên.

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về phí bảo trì, diện tích sở hữu chung, chậm bàn giao sổ hồng… tại các khu nhà chung cư là vấn đề không mới và đã kéo dài nhiều năm. Tại nhiều nhà chung cư, tưởng như việc tổ chức được hội nghị bầu ra Ban Quản trị, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho cư dân sẽ hóa giải được những xung đột, thế nhưng mâu thuẫn vẫn chưa dừng lại. Các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư đã có, vậy nhưng tranh chấp ở các khu nhà chung cư chưa bao giờ hết “nóng” và dường như chưa có thuốc “đặc trị”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文