Thứ trưởng Bộ GTVT: Trạm thu phí Cai Lậy đang đặt đúng vị trí

17:33 17/08/2017
Chiều 17-8, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã chủ trì cuộc họp báo về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại Trạm Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Thứ trưởng  cho rằng, trạm Cai Lậy đã đặt đúng vị trí. Sau việc giảm phí sẽ phải tính đến kéo dài thời gian thu phí...


PV: Căn cứ vào cơ sở nào mà Bộ GTVT lại đặt trạm tại nơi mà nhiều người dân phản ứng?

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Việc đặt trạm thu phí là phải có quá trình. Do mục tiêu thu hồi vốn nên ta đặt trạm thu phí. Thậm chí có cả trạm ngoài phạm vi, nhưng suy cho cùng vẫn là mục tiêu thu vốn. Còn trạm Cai Lậy nói riêng hiện đang đặt trên đúng vị trí của dự án, trên có cơ sở đề xuất của nhà đầu tư, sự rà soát của cơ quan quản lý, đồng thời căn cứ vào phương án tài chính... Vì nhà nước không đủ ngân sách đầu tư, nên phải kêu gọi đầu tư tư nhân. Khi làm dự án BOT, nhà nước không phải bỏ tiền, dân lại có đường đẹp để đi, song cũng phải tính sự hài hoà lợi ích các bên bao gồm lợi nhuận của cả chủ đầu tư. Còn việc tăng cường mặt đường, bảo trì đường bộ theo đúng nghĩa chỉ có và láng, sửa chữa chứ không nâng cấp. Còn việc nâng cấp qua đoạn tránh qua thị xã Cai Lậy, dù ban đầu không có trong Dự án, song khi thực tế nhận thấy QL1 đang xuống cấp nghiêm trọng nên đã bổ sung trải thảm, nâng cấp cải tạo mặt đường, sửa chữa cầu...

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông

PV: Trong những ngày qua, người dân phản ứng, từ tỉnh, đến Bộ, rồi nhà đầu tư đã đưa ra giải pháp giảm phí, song lại kéo dài thời gian thu phí. Vậy tiền lãi của nhà đầu tư phải chịu trong thời gian dự án kéo dài, rồi sẽ lại đổ lên đầu dân. Vậy trách nhiệm của Bộ GTVT trong vấn đề này là như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Dân phản ứng dẫn đến giảm phí.  Khi giảm thì phải kéo dài thời gian thu phí. Lúc này phương án tài chính cũng phải điều chỉnh lại. Các bên phải xem xét một cách hài hoà, làm sao để có mức phí phù hợp vẫn thu hồi được vốn, song vẫn đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, và đảm bảo việc cho vay của ngân hàng. Còn về  trách nhiệm để xảy ra sai phạm trong quá trình thực thi hợp đồng dự án, thì phải xem lại từ các điều khoản. Người đầu tiên phải chịu trách nhiệm là chủ đầu tư. 

Còn về phía nhà nước, thì Tổng cục đường bộ Việt Nam, đơn vị chủ quản phải chịu. Thứ ba, là trách nhiệm của địa phương quản lý địa bàn. Sai đến đâu xử lý đến đó. Nhưng hiện chúng tôi chưa phát hiện sai phạm để phải xử lý hình sự.

PV: Nếu thời gian tới, người dân vẫn chưa chịu, mà vẫn dùng tiền lẻ để qua trạm, phản đối việc đặt trạm tại đó thì cơ quan chức năng sẽ giải quyết thế nào? Trong trường hợp đề xuất di dời trạm Cai Lậy, thì Bộ GTVT tính sao?

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Việc chuyển trạm, nhà nước có mua lại không? Một trong mục tiêu của nhà nước thu hút vốn đầu tư để giảm ngân sách nhà nước. Năm nay Bộ GTVT được ứng 39.000 tỷ, song vẫn phải hoàn ứng cho các dự án trước. Nên sẽ gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi vẫn hay đùa “Bộ GTVT nợ nhiều lắm”. Bởi vậy, thu hút vốn đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực đường bộ, đường sắt ... là cần thiết. Quay trở lại dự án Cai Lậy, một lần nữa tôi khẳng định trạm đặt trên phạm vi dự án. Nếu đặt vấn đề di chuyển đi đâu, thì phải di chuyển hết các trạm khác. Tức là Nhà nước phải bỏ tiền ra mua. Phương án mà đổ bể, thì nợ xấu gia tăng. Phương án đầu tư PPP này, không ai được hết. Bởi nhà nước không phải bỏ tiền, người dân có đường đẹp hơn, nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận.

PV: Trong trường hợp điều chỉnh hợp đồng, nhà đầu tư khởi kiện lại cơ quan quản lý thì Bộ GTVT nghĩ sao? Bộ có lường hết được sự cố xảy ra nếu người dân vẫn tiếp tục phản đối?

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Việc xảy ra thế này rất đáng tiếc. Chúng tôi không kỳ vọng  nhà đầu tư kiện tụng. Chúng ta phải nhìn nhận trên tất cả các khía cạnh. Tuy nhiên nếu lợi ích của họ không thoả mãn thì họ có thể kiện ra toà. Không thể nói là không có nhưng không mong muốn điều đó. Còn việc có lường hết được sự cố xảy ra được không?  Mọi việc khó lường, nhưng chúng tôi sẽ tích cực làm việc với nhà đầu tư, địa phương, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Chúng tôi cố gắng giải quyết hài hoà. Không kỳ vọng thêm gì để phức tạp.

Đặng Nhật

Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei phê chuẩn Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber làm quyền Tổng thống Iran, sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi qua đời vì tai nạn trực thăng.

Khi Thanh tra vào cuộc xác minh kiến nghị của người dân mới phát hiện một khu đất công bị biến thành đất tư, quá trình lập thủ tục đăng ký, xét duyệt, thẩm định và đề nghị cấp "sổ đỏ" có dấu hiệu tội phạm. Sau đó cơ quan điều tra đã đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội nên hai cán bộ lãnh đạo phường cùng hai đồng phạm vào vòng tố tụng hình sự.

Sau năm ngày xét xử sơ thẩm nhóm tội phạm trong đường dây “rửa tiền” xuyên quốc gia cho các app đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giao dịch rút tiền mặt mỗi ngày từ 20 đến 150 tỷ đồng, chiều 20/5, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với nhóm tội phạm này.

UBND TP Hà Nội đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ có biện pháp quản lý nhà nước về hoạt động khai thác cát trên địa bàn. Đồng thời, yêu cầu Công an TP Hà Nội và các đơn vị liên quan tăng cường tuần tra, kiểm soát ngăn chặn, phát hiện, điều tra xử lý nghiêm hành vi khai thác cát, khoáng sản trái phép.

Đối tượng đó là Phạm Khắc Dũng (SN 1984, HKTT tại số 98/455 đường Hà Huy Tập, thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Liên quan đến vụ án trên, ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho biết đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Dũng về hành vi “Chiếm giữ trái phép tài sản”.

Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Lương Tam Quang trao tặng lẵng hoa và gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới chư tôn đức trong Hội đồng chứng minh, Hội đồng trị sự Trung ương GHPGVN và toàn thể tăng, ni, phật tử một mùa Phật đản an lạc, cát tường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文