Triển khai lịch bay và phương án đưa khách quốc tế vào Việt Nam

08:50 22/09/2020
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) vừa có công văn báo cáo Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) việc triển khai lịch bay và các yêu cầu đối với các hãng hàng không vận chuyển khách vào Việt Nam.


Mỗi tuần sẽ có chuyến bay hạ cánh tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Kế hoạch do Vietnam Airlines và Vietjet Air đệ trình, hằng tuần sẽ có 4 chuyến bay hạ cánh Hà Nội vào các ngày thứ 3, 4, 5 (tổng số tối đa là 1.304 ghế) và có 5 chuyến bay hạ cánh TP Hồ Chí Minh vào các ngày thứ 3 (2 chuyến); 4, 5, 6 (tổng số tối đa 1.290 ghế). 

Đối với phía nước ngoài, Cục HKVN đã có thư chính thức gửi nhà chức trách hàng không 4 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan thông báo phương án mở lại các chuyến bay chở khách giữa Việt Nam và từng đối tác. 

Các hãng hàng không đã sẵn sàng cho việc nối lại các chuyến bay quốc tế

Các đối tác đều nhất trí với phương án mà Việt Nam đưa ra và thông báo kế hoạch khai thác gồm: 

Trung Quốc: Chỉ định Hãng hàng không China Southern Airlines (CZ) khai thác đường bay Quảng Châu - TP Hồ Chí Minh với tần suất 1 chuyến/tuần. 

Nhật Bản chỉ định Japan Airlines (JL) và All Nippon Airways (NH) khai thác luân phiên từ Tokyo đến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo từng tuần với tần suất 1 chuyến/tuần/đường bay. 

Hàn Quốc: Các hãng hàng không Hàn Quốc sẽ đệ trình Cục HKVN về kế hoạch khai thác trong thời gian tới. 

Đài Loan: chỉ định China Airlines (CI) và Eva Air (BR) khai thác Đài Bắc đến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo từng tuần với tần suất 1 chuyến/tuần/đường bay. Kế hoạch khai thác cụ thể sẽ được các hãng hàng không đệ trình Cục HKVN trong thời gian tới.

Đối với hành khách nhập cảnh, Cục HKVN đề xuất Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao nội dung này cho Bộ Công an, Bộ Ngoại giao đưa vào quá trình xem xét cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam. Các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài chỉ xem xét làm thủ tục hàng không cho hành khách có thị thực nhập cảnh Việt Nam do các cơ quan chức năng cấp. 

Đối với các hãng hàng không vận chuyển khách vào Việt Nam, trên cơ sở thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GTVT và dựa trên kinh nghiệm của một số nước, Cục HKVN xây dựng quy trình tiếp nhận khách trên các chuyến bay quốc tế vào Việt Nam để báo cáo Bộ như sau: Trong quá trình đặt chỗ, bán vé, hãng hàng không chỉ đặt chỗ, bán vé cho hành khách khi cung cấp đầy đủ các thông tin (tên, số điện thoại liên lạc của cá nhânkhi ở Việt Nam; địa chỉ, số điện thoại liên hệ cơ sở cách ly tại Việt Nam; số điện thoại của tổ chức đón khách tại cảng hàng không). 

Trong quá trình làm thủ tục hành khách (check-in), hãng hàng không yêu cầu hành khách xuất trình và kiểm tra hộ chiếu, thị thực nhập cảnh và các giấy tờ tương đương; giấy xác nhận âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp realtime PCR trong vòng 3 ngày trước khi lên máy bay (giấy này phải được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại địa bàn xác nhận); các tài liệu xác nhận việc được chấp nhận ở các cơ sở cách ly theo quy định (nhà công vụ của cơ quan đại diện ngoại giao, nhà máy, trụ sở doanh nghiệp hoặc khách sạn, cơ sở lưu trú, cơ sở cách ly tập trung do quân đội quản lý); thông tin của tổ chức đón khách tại cảng hàng không. 

Trong quá trình làm thủ tục lên máy bay (boarding): yêu cầu hành khách đeo khẩu trang trên máy bay; yêu cầu cài đặt ứng dụng di động “Vietnam Health Declaration”, “Bluezone” và thực hiện khai báo y tế điện tử bắt buộc; đo thân nhiệt hành khách trước khi lên máy bay và từ chối vận chuyển đối với khách có thân nhiệt vượt quá 37,5 độ C.

3 phương án với khách nối chuyến từ nước thứ ba

Cũng theo báo cáo này, Cục Hàng không đã đưa ra 3 phương án đối với việc vận chuyển khách nối chuyến từ nước thứ 3. Cụ thể, phương án 1 chưa chấp nhận vận chuyển khách nối chuyến. Phương án 2, chấp nhận vận chuyển khách nối chuyến, hãng hàng không sẽ thực hiện các yêu cầu trong quá trình làm thủ tục hành khách (check-in) tại điểm xuất phát đầu tiên của hành trình; khách phải cách ly đủ 14 ngày và không áp dụng quy trình nhập cảnh ngắn ngày đối với khách nối chuyến. 

Và phương án 3, chấp nhận vận chuyển khách nối chuyến, hãng hàng không sẽ thực hiện các yêu cầu trong quá trình làm thủ tục hành khách (check-in) tại điểm xuất phát đầu tiên của hành trình; toàn bộ hành khách trên chuyến bay (khách trực tiếp từ đối tác vào Việt Nam và khách nối chuyến từ nước thứ 3 qua đối tác vào Việt Nam) đều không áp dụng quy trình nhập cảnh ngắn ngày. 

Đối với việc cung cấp danh sách hành khách và thông tin hành khách, hãng hàng không có trách nhiệm gửi Cảng vụ hàng không tại cảng hàng không đến danh sách hành khách đặt chỗ 12 tiếng trước giờ dự kiến khởi hành và thông tin hành khách trên chuyến bay như thông tin trong quá trình làm thủ tục hành khách (check-in) trước 30 phút trước khi chuyến bay cất cánh. 

Các cảng vụ hàng không có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển thông tin hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến nêu trên cho cơ quan kiểm dịch y tế, cơ quan xuất nhập cảnh và các cơ quan liên quan tại cảng hàng không.

Ngoài ra, một số nội dung khác cũng được Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ GTVT như: kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh đường bay giữa Lào và Việt Nam là Viên Chăn - Hà Nội và giữa Campuchia và Việt Nam là Phnompenh - TP Hồ Chí Minh; đề nghị UBND các tỉnh, thành phố công bố các cơ sở lưu trú cách ly, mức phí trọn gói lưu trú và xét nghiệm để khách lựa chọn, công bố danh sách các doanh nghiệp vận tải đủ điều kiện vận chuyển hành khách từ sân bay tới cơ sở lưu trú và mức phí chi trả; đề nghị địa phương áp dụng thống nhất quy trình tiếp nhận hành khách cách ly, không có các yêu cầu, quy trình riêng đối với các chuyến bay đã được cấp phép bay; đề nghị cho phép các hãng hàng không theo dõi sức khỏe tổ bay khi nhập cảnh, hết 48 giờ không có dấu hiệu nhiễm bệnh COVID-19 thì được phép tiếp tục thực hiện các chuyến bay khác.

Phạm Huyền

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文