Tỷ lệ chậm hủy chuyến của hàng không Việt cao hơn chuẩn thế giới
Cụ thể, thống kê 8 tháng cho thấy, Vietnam Airlines khai thác 87.555 chuyến bay, chậm 10.520 chuyến (chiếm 12 %) Jetstar Pacific khai thác 24.598 chuyến, chậm 5.110 chuyến (khoảng 20,8 %), Vietjet Air khai thác 80.767 chuyến và chậm 13.729 chuyến bay (chiếm 17 %).
Cũng trong tháng Tám vừa qua, Vietnam Airlines có tỷ lệ chậm là 14,2%, Vietjet Air khoảng 13,4% và Jetstar Pacific là 24,6%. Tỷ lệ chậm hủy chuyến của 3 hãng hàng không nước ta đều nằm trên mức bình quân thế giới và cao hơn các hãng uy tín như Lufthansa, Asiana Airlines, Air Asia hay EasyJet.
Đưa ra con số so sánh, theo số liệu của FlightStats-Công ty giám sát dữ liệu hàng không cho thấy, các hãng hàng truyền thống và giá rẻ có tỷ lệ chậm chuyến cao trong tháng Tám vừa qua như Air China là 37,6%, Cathay Pacific lên tới 38,1%, Air Canada khoảng 35,1%, Air India là 33,2%; United Airlines chiếm 25,3% và thậm chí các hãng được đánh giá dịch vụ tốt như Asiana Airlines cũng có tỷ lệ chậm là 36,8% và Lufthansa 30,4%.
Đối với các hãng giá rẻ, tỷ lệ chậm hủy chuyến như Air Asia cũng lên tới 25,6%; Air Asia X thậm chí vọt lên khoảng 43%; JetBlue Airways 31,2%; EasyJet 34,2%.
Được biết, chậm hủy chuyến là tình trạng thường xuyên trong hoạt động khai thác hàng không, vốn được ưu tiên số một cho an toàn, an ninh hàng không. Đây là lĩnh vực không cho phép bất kỳ thỏa hiệp nào để chuyến bay cất cánh hoặc hạ cánh trong điều kiện thiếu an toàn. Chính vì vậy, ngày nay yếu tố để xếp hạng các hãng không chỉ dựa trên tỷ lệ hoãn hủy chuyến, mà còn chú trọng đến việc thông tin kịp thời và cách hành xử đối với hành khách trong trường hợp chậm chuyến.