Thu hồi 181 bằng thuyền trưởng phương tiện thủy hạng nhất

07:51 07/12/2019
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, đơn vị này đang tổ chức thu hồi 181 bằng (giấy chứng nhận khả năng chuyên môn) thuyền trưởng phương tiện thủy hạng nhất. Cùng đó, còn có 38 bằng máy trưởng hạng nhất được cấp trước tháng 8-2019 cũng bị thu hồi.


Huỷ kết quả thi với người làm hồ sơ gian lận    

Theo quy định, điều kiện để dự thi lấy bằng thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất là: có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương, có bằng thuyền trưởng hoặc máy trưởng hạng nhì, có thời gian thực tế làm nghiệp vụ theo chức danh giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hạng nhì từ 30 tháng trở lên. 

Trường hợp người có bằng cao đẳng nghề, cao đẳng trở lên được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thủy hoặc nghề máy tàu thủy và đã hoàn thành tập sự theo chức danh thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì từ đủ 18 tháng trở lên không phải theo chương trình đào tạo và được dự thi để lấy bằng hạng nhất.

Đa phần các bằng thuuyền trưởng bị thu hồi là ở khu vực phía Nam.

Quy định là thế, song mới đây không ít thuyền phó tại khu vực phía Nam đã tính đến việc “nhảy cóc” lên chức danh thuyền trưởng với bộ hồ sơ gian lận.Vụ việc này cũng chỉ bị phát hiện khi Cục Đường thuỷ Việt Nam tiến hành kiểm tra hồ sơ các trường hợp dự thi nâng hạng bằng thuyền trưởng, máy trưởng. 

Cùng với tổ chức thu hồi, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thông báo đến Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông, Cục Hàng hải Việt Nam, Sở GTVT các địa phương và các cảng vụ, chi cục đường thủy về việc 219 bằng thuyền trưởng, máy trưởng nói trên không còn giá trị sử dụng. 

Đồng thời đề nghị các cơ quan, đơn vị xử lý theo quy định pháp luật khi phát hiện thuyền viên sử dụng loại bằng thuyền trưởng, máy trưởng nêu trên. 

Lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết thêm, nguyên nhân sau khi cấp bằng mới phát hiện hồ sơ gian lận do công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tạo điều kiện thông thoáng cho người học và tập trung hơn công tác hậu kiểm, kiểm tra tính hợp pháp của loại bằng, chứng chỉ do thí sinh nộp. 

Theo quy định hiện hành, chỉ hủy kết quả thi đối với các trường hợp gian lận hồ sơ, còn đơn vị tiếp nhận hồ sơ đào tạo, tổ chức sát hạch không bị xử lý.

Hiện toàn quốc có khoảng 409.000 người được cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy; so với gần 254.800 phương tiện thủy đã đăng ký và định biên thuyền viên theo quy định, số nhân lực trên mới bằng 50% nhân lực thuyền viên cần có. 

Một câu hỏi được đặt ra, liệu có phải do thiếu nhân lực nên khâu đào tạo, cấp bằng có thể “nới lỏng” hơn? Bởi thực tế theo đánh giá của nhiều chuyên gia, các nhà quản lý thì công tác đào tạo sát hạch và cấp phép cho thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập. 

Bản thân ông Hoàng Hồng Giang - Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa, Bộ GTVT cũng từng cho rằng những vi phạm về chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn của các thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa hiện nay là rất nghiêm trọng. Điều này bắt nguồn từ thực tế hoạt động không cố định cũng như ý thức chấp hành chưa cao từ phía các thuyền viên.

Siết thi sát hạch cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng từ năm 2020

Đại diện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, từ năm 2020 có nhiều điểm mới trong việc thi kiểm tra, sát hạch để cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng phương tiện thủy nội địa. 

Cụ thể, theo quy định tại Thông tư số 40/2019 của Bộ GTVT (quy định việc thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, có hiệu lực từ 1-1-2020), số lượng câu hỏi thi trắc nghiệm môn lý thuyết tổng hợp là 30 câu (tăng 5 câu so với hiện nay) và áp dụng chung cho các hạng bằng thuyền trưởng, máy trưởng. Người thi phải làm đúng từ 25 câu trở lên mới đạt yêu cầu. Môn thi lý thuyết chuyên môn áp dụng hình thức thi vấn đáp, thí sinh có 30 phút chuẩn bị và 15 phút để vấn đáp. 

Điểm mới nữa là môn thi, kiểm tra thực hành (nội dung các kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ và xử lý các tình huống thường gặp trong thực tế) quy định thời gian tối đa của từng hạng bằng. Cụ thể: thi bằng thuyền trưởng hạng nhất tối đa 120 phút; hạng nhì 90 phút; hạng ba 60 phút; hạng tư tối đa 45 phút. Thi chứng chỉ thủy thủ, chứng chỉ lái phương tiện và chứng chỉ chuyên môn đặc biệt tối đa 30 phút. 

“Các trường hợp thi lấy bằng máy trưởng hạng nhất, nhì, ba và chứng chỉ thợ máy không phải thi môn thực hành. Cách thức thi, kiểm tra do hội đồng thi, kiểm tra quyết định”, nội dung thông tư nêu rõ.

Rõ ràng trước thực tế có phần phức tạp của hoạt động giao thông đường thủy nội địa, các cơ quan quản lý cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát đào tạo, sát hạch và cấp phép cho các thuyền viên, người điều khiển phương tiện thủy nội địa. Đồng thời sớm có những điều chỉnh phù hợp các nội dung đào tạo cũng như các quy định pháp luật.

Đặng Nhật

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文