“Bài toán” giao thông Hà Nội ngày càng khó giải

08:37 23/11/2023

Ngày 22/11, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã tổ chức tọa đàm "Hướng đến hệ thống giao thông Hà Nội thông minh và bền vững".

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã tập trung vào một số vấn đề chính như: Tổng quan về hệ thống giao thông thông minh trên thế giới và trong nước; thực trạng hệ thống quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội; nhu cầu phát triển hệ thống giao thông thông minh thành phố; đề xuất khung kiến trúc hệ thống giao thông thông minh TP Hà Nội; đề xuất cơ chế, chính sách kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị tham gia quản lý, điều hành giao thông vận tải thành phố…

Thiệt hại do ùn tắc giao thông của Hà Nội dao động từ 1-1,2 tỷ USD/năm

Thống kê từ Sở GTVT Hà Nội, hiện thành phố mới có 7 tuyến vành đai; 19 tuyến hướng tâm (7 tuyến cao tốc hướng tâm, 8 tuyến quốc lộ, 4 tuyến hướng tâm kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh); mạng lưới đường sắt đô thị theo quy hoạch có 10 tuyến (tương ứng 417km), đồng thời đưa vào khai thác được 12,5/417km theo quy hoạch (tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông). Trong khi đó, thành phố Hà Nội hiện nay có 1,1 triệu ô tô, 6,7 triệu xe máy, khoảng 8 triệu phương tiện. Dân số mỗi năm tăng thêm 200.000 người (tương đương với một huyện lớn).  Số lượng ôtô tăng khoảng 10%, xe máy tăng 3%, tổng xe tăng khoảng 4%. Thành phố rất quan tâm dành nguồn lực nâng cao hạ tầng nhưng tốc độ phát triển hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển phương tiện.

Ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm xảy ra thường xuyên trên nhiều tuyến đường tại Hà Nội.

Theo thống kê của nhóm xây dựng đề án, ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm là phổ biến trong thành phố. Năm 2022 có tổng số 35 điểm ùn tắc trong giờ cao điểm, đã xử lý được 8/35 điểm. Năm 2023 có tổng số 37 điểm ùn tắc, đến nay đã xử lý được 9/37 điểm. Một số nghiên cứu cho thấy, thiệt hại do ùn tắc giao thông đối với Hà Nội dao động từ 1-1,2 tỷ USD/năm. Cùng với đó, về mặt xã hội, sức khỏe người dân đô thị đang bị ảnh hưởng vì chỉ số ô nhiễm không khí gấp hơn 5 lần so với quy định, nồng độ bụi pm2.5 đang gấp khoảng 3 lần. Về thời gian đi lại của người dân, ùn tắc giao thông chính là thủ phạm thiệt hại hơn 1 triệu giờ lao động/năm, số lượng người tăng nhanh chóng đã đặt Hà Nội vào bài toán giao thông ngày càng khó giải quyết.

Do đó, GS. TS Lê Hùng Lân, Chủ nhiệm Đề án nghiên cứu "Giao thông thông minh trên địa bàn TP Hà Nội" khẳng định, Hà Nội cần nhanh chóng trở thành thành phố thông minh, trong đó phát triển hệ thống giao thông thông minh là một trong các trụ cột chính. Tuy nhiên, những thách thức với giao thông thông minh của Hà Nội theo GS Lân tới từ chính việc tỷ lệ đất dành cho giao thông còn ít (chưa được một nửa so với yêu cầu). Vận tải hành khách công cộng chưa phát triển, chủ yếu dựa vào xe buýt và mới đáp ứng chưa được 20%. Phương thức giao thông xanh (đi bộ, xe đạp, xe động cơ điện…) chưa phát triển. Đồng thời, công tác quản lý, điều hành thiếu kết nối, chia sẻ. Dữ liệu giao thông chưa được chú trọng thu thập. Các ứng dụng giao thông thông minh ít. Cơ sở hạ tầng như trung tâm điều khiển, thiết bị ngoại vi còn thiếu.

Cân nhắc thu phí vào nội đô từ năm 2027

GS.TS. Lê Hùng Lân đề xuất, lộ trình phát triển giao thông thông minh ở Hà Nội nên chia thành 3 giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 1 từ năm 2024-2026 sẽ xây dựng trung tâm quản lý và điều hành giao thông thành phố; đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị ngoại vi ITS; kết nối nguồn dữ liệu; thẻ vé liên thông. Giai đoạn 2 từ năm 2027-2030 sẽ triển khai thu phí nội đô. Cùng đó, xây dựng trung tâm điều hành giao thông thông minh; đổi mới phương thức quản lý; phát triển các ứng dụng ITS cơ bản; đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị ngoại vi ITS.

Giai đoạn 3 đến năm 2045 sẽ triển khai thu phí nội đô giai đoạn 2, đồng thời vận hành, khai thác hiệu quả ITS thành phố; hoàn thiện cơ sở hạ tầng ITS và tăng cường các ứng dụng khai thác dữ liệu giao thông số. Cùng tham dự tọa đàm, đại diện World Bank cho rằng, giai đoạn 1 là quan trọng nhất cho dự án và cần phải mua sắm nhiều trang thiết bị. Sau khi được phê duyệt thì sẽ cần nghiên cứu kỹ tính khả thi, thi công, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, hồ sơ mời thầu, khi xây dựng sẽ cần thiết kế các nút thi công. Vì thế đại diện World Bank mong muốn cần tăng thời gian giai đoạn 1 lên 4-5 năm và cần thiết lập chương trình một cách chi tiết.

Tương tự, theo TS Trần Thiện Chính, Học viện Bưu chính Viễn thông, người dân có thể tham gia trực tiếp vào công tác quản trị đô thị, giúp giảm tải cho bộ máy chính quyền, cụ thể hóa quyền làm chủ của người dân đối với thành phố của mình. Thông qua hệ thống đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công và các dịch vụ đô thị thiết yếu khác người dân sẽ có đánh giá công bằng hơn đối với những công chức làm tốt và nhắc nhở những công chức làm chưa tốt phải tự hoàn thiện mình, giúp chính quyền các cấp qua đó có đánh giá cán bộ khách quan hơn và tự hoàn thiện bộ máy và quy trình hoạt động hướng tới phục vụ nhân dân tốt hơn.

Trước ý kiến đến từ các chuyên gia,  ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định, đề án giao thông thông minh đã đưa ra khung kiến trúc hệ thống, chiến lược và các giải pháp về cơ chế chính sách, về công nghệ và đầu tư nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông Thủ đô Hà Nội an toàn, thông minh, hiện đại, bền vững; là cơ sở để quản lý đầu tư các dự án ứng dụng giao thông thông minh trong tương lai. Đến nay, đề án đã cơ bản hoàn thành các nội dung được giao. Sở GTVT Hà Nội xác định xây dựng hệ thống giao thông thông minh, bền vững cho thành phố Hà Nội là công việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần khẩn trương thực hiện.

Đặng Nhật

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Nguyễn Văn Hồi cho biết, vụ việc ở Mái ấm Hoa hồng có vấn đề liên quan đến công tác quản lý chưa chắc. Ngay việc hoạt động vượt công suất trên 100% nhưng thanh tra, kiểm tra chưa xử lý được. Đây có vấn đề liên quan đến buông lỏng quản lý.

Trước khi bão số 3 tiến vào Hà Nội, đã có rất nhiều nghĩa cử từ những người dân dành cho nhau trong lúc khó khăn. Đoàn xe ô tô chắn gió cho xe máy trên cầu hay những thông tin chia sẻ nhà ở tránh trú bão là những tình cảm ấp áp đang gây xúc động trên mạng xã hội.

Hàng chục hộ dân đang sống trong các ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ trước bão đã được các quận ở Hà Nội di dời đến nơi an toàn, trong đó có 14 hộ dân tại chung cư P16A (phường Thuỵ Khuê) và 3 hộ với 11 nhân khẩu ra khỏi nhà G6A Thành Công (chung cư nguy hiểm cấp độ D). 

Nhằm chủ động ứng phó với bão số 3 (Yagi), thực hiện Điện số 03 của Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh Hà Nam, Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động rà soát số lượng nhà không an toàn, đồng thời huy động lực lượng vận động, hỗ trợ nhân dân di rời đến nơi tránh, trú bão an toàn.

Hiện nay, trên mạng xã hội đã xuất hiện những thông tin thất thiệt, không có cơ sở về hướng di chuyển của bão số 3 trên một diễn đàn với 35.400 thành viên. Rất nhiều người đã chia sẻ, coppy, đăng tải lại thông tin không đúng này.

Ngày 7/9, Công an Hà Nội cho biết, để chủ động, kịp thời ứng phó với bão số 3 Yagi, Phòng CSGT yêu cầu các đơn vị sẵn sàng các phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. CSGT sẽ tạm cấm người tham gia giao thông di chuyển vào khu vực nguy hiểm, ngập sâu, cây xanh đổ, huy động lực lượng phân luồng giao thông khi bão số 3 đổ bộ.

Để chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra úng ngập cục bộ, cây đổ cành gẫy do bão số 3 gây ra, Sở Xây dựng yêu cầu các Công ty TNHH MTV: Thoát nước Hà Nội, Công viên cây xanh Hà Nội, Nước sạch Hà Nội, Chiếu sáng và Thiết bị đô thị tập trung ứng trực 100% nhân lực, thiết bị phục vụ phòng chống bão.

Ngày 7/9, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong thực hiện dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2016 - 2020.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文