Cận cảnh kiến trúc độc đáo cầu vượt sông Hương hơn 1.500 tỷ đồng

15:04 31/08/2024

Sau gần 2 năm triển khai xây dựng, công trình cầu Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương, TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí đầu tư xây dựng hơn 1.500 tỷ đồng đang dần hoàn thiện. Đây là một trong số dự án trọng điểm được tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công.

Dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt qua sông Hương được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khởi công xây dựng vào cuối tháng 12/2022 với tổng mức đầu tư hơn 2.281 tỷ đồng, trong đó tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 1.855 tỷ đồng. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư.

Công trình cầu Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương có kinh phí xây dựng hơn 1.500 tỷ đồng dần hoàn thiện.

Tổng chiều dài xây dựng tuyến đường và cầu Nguyễn Hoàng là 1,67km. Trong đó, cầu vượt sông Hương có chiều dài cầu khoảng 380m, cầu được thiết kế vòm thép gồm 5 nhịp dầm với chiều rộng cầu 43m, 6 làn ô tô, 2 làn mô tô, 2 làn đi bộ rộng 3m và các dải an toàn trên mỗi hướng xe chạy. Cầu vượt này có khổ thông thuyền sông cấp III.

Vòm cầu vượt Nguyễn Hoàng làm bằng thép dài 380m được hợp long vào giữa tháng 8/2024.

Sau gần 2 năm triển khai thi công, đến cuối tháng 8/2024, công trình cầu vượt Nguyễn Hoàng nối hai bờ sông Hương được xây dựng tại vị trí đường Nguyễn Hoàng qua đường Bùi Thị Xuân (TP Huế) đã hợp long dựng vòm thép.

Điểm nhấn của công trình cầu vượt sông Hương là nhịp thông thuyền dài 180m và vòm thép cao hơn 30m đã được đơn vị thi công lắp đặt.

Hệ thống dầm cầu Nguyễn Hoàng lắp đặt bằng khung thép đang được hoàn thiện, chờ ngày đổ bê tông.
Những ngày cuối tháng 8/2024, dưới cái nắng gần 40 độ C, các công nhân khẩn trương thi công cầu vượt sông Hương.

Ông Thái Đình Đạo, Chỉ huy phó công trình của Công ty Trung Chính (nhà thầu thi công cầu vượt Nguyễn Hoàng) cho biết, mỗi bên vòm cầu có 6 đốt thân bằng thép, mỗi đốt dài 12m, nặng 50 đến 70 tấn. Theo ông Đạo, để lắp đặt các cấu kiện bằng thép có trọng lượng lớn, đơn vị tập trung 7 cần cẩu loại 25 đến 250 tấn, 5 sà lan và 2 tàu đẩy hoạt động liên tục.

Nhiều sà lan, cần cẩu lớn được huy động phục vụ dự án cầu Nguyễn Hoàng.
Các hạng mục nằm ở dưới sông Hương thi công gặp khó khăn, song công trình vẫn đảm bảo tiến độ.

Tại công trường, gần 300 công nhân được các đơn vị chia làm 3 ca thay nhau làm việc, trong đó ca đêm bắt đầu làm việc lúc 22h hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Ngoài ra, hiện đơn vị thi công đã lắp đặt được khoảng 95% dầm cầu, chỉ còn 2 đầu cầu. Tổng khối lượng thi công của công trình cầu vượt sông Hương đạt hơn 80%.

Toàn cảnh công trình cầu Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương nhìn từ trên cao.

Các hạng mục còn lại đang được nhà thầu và các đơn vị thi công tập trung triển khai thực hiện gấp rút.

Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế, để thi công cầu vượt Nguyễn Hoàng, các cơ quan phải thu hồi hơn 35.000 m2 đất của 130 hộ dân ở hai phường Kim Long và Phường Đúc, TP Huế. Các hộ dân được cơ quan chức năng bố trí tái định cư ở khu quy hoạch Bàu Vá 3 và Lịch Đợi. Tuy nhiên, hiện dự án vẫn đang vướng giải phóng mặt bằng, mới chỉ đủ triển khai phần cầu, phía mố A2 cầu Nguyễn Hoàng vẫn chưa giải phóng xong. Chủ đầu tư yêu cầu Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế và các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng nhằm sớm giao mặt bằng sạch cho nhà thầu thi công.

Dự án cầu Nguyễn Hoàng sẽ giải quyết ùn tắc giao thông nội đô TP Huế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, kết nối nhanh hơn đến các đô thị vệ tinh lân cận theo đề án mở rộng TP Huế đã duyệt.

Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có 7 cây cầu bắc qua sông Hương gồm Trường Tiền, Phú Xuân, Dã Viên, Bạch Hổ, Tuần, Chợ Dinh và Thảo Long. Dự kiến vào cuối năm 2024, công trình cầu Nguyễn Hoàng sẽ hoàn thành và có thể đưa vào phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán 2025.

Anh Khoa

Sở GTVT  Hà Nội vừa có văn bản gửi Bộ GTVT và Sở GTVT các tỉnh thành, phố về đề xuất của một số doanh nghiệp xin điều chỉnh bổ sung hành trình các tuyến xe khách đi xuyên tâm Hà Nội.

Công an huyện Lang Chánh, Thanh Hóa đã thu giữ chiếc ĐTDĐ trong đó có lưu 2 đoạn clip quay ngày 8/11 phản ánh việc Vi Thị Quỳnh dùng thủ đoạn ép buộc cặp vợ chồng ở Lang Chánh cởi bỏ hết quần áo, quay video để gây sức ép đòi nợ số tiền hơn 1,4 tỷ đồng.

Sau khi được lực lượng Công an và người thân tuyên truyền, vận động, giải thích, khoảng 13h, ngày 1/12/2024, đối tượng Lê Hà Đông (SN 1992), trú tại thôn Tân Chính, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là nhân viên thuộc Công ty vệ sĩ Security 24 đã đến cơ quan Công an đầu thú.

Dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) vừa được Quốc hội bấm nút thông qua với số phiếu tuyệt đại đa số, có quy mô siêu lớn và đương nhiên cùng với đó là rất nhiều thách thức. Có thể nói, đây là dự án đầu tư công lớn nhất trong lịch sử đất nước với sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án khoảng 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).

Sau 9 tháng lẩn trốn quyết định truy nã của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên về tội danh "Nhận hối lộ", đối tượng duy nhất còn lại trong nhóm nhận hối lộ tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 78-02D thuộc Công ty TNHH đăng kiểm Bách Việt đã bị bắt giữ khi xuất hiện gần cửa khẩu Hoàng Diệu trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Sau hơn bốn thập niên hoạt động, vai trò của Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại Lebanon, hay còn gọi là Lực lượng Lâm thời của LHQ ở Lebanon (UNIFIL), đang được xem xét kỹ lưỡng, đặc biệt khi xung đột giữa Israel và Hezbollah leo thang và vừa tạm thời hạ nhiệt nhờ lệnh ngừng bắn vào ngày 26/11.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文