Cảng biển lưu thông hàng hóa, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch

11:01 24/09/2021

Dịch bệnh COVID-19 đang còn diễn biến phức tạp, song tại các cảng biển ở tỉnh Thừa Thiên-Huế vẫn đảm bảo an toàn, chưa ghi nhận ca dương tính. Hiện, các cảng biển tiếp tục nỗ lực kiểm soát dịch bệnh để hàng hóa đảm bảo lưu thông, kéo theo nhiều ngành kinh tế ở khu vực miền Trung không bị đứt gãy do dịch bệnh.

Cảng Chân Mây được xem là cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của Việt Nam, nằm giữa Huế và Đà Nẵng. Với vị trí hàng hải thuận lợi kết nối Singapore, Philippines và Hong Kong, cảng Chân Mây là cửa ngõ hướng ra biển Đông gần nhất; thuận lợi đối với khu vực Hành lang kinh tế Đông-Tây. Có mặt tại Cảng Chân Mây vào ngày 22/9, chúng tôi chứng kiến, nhiều tàu hàng trong và ngoài nước đang khẩn trương bốc xếp hàng hóa. Hàng chục xe tải đang chở dăm gỗ từ các nhà máy từ địa bàn Huế và các tỉnh lân cận đến tập kết, để đưa lên các tàu xuất ra nước ngoài.

Tàu cập Cảng Chân Mây chờ nhận hàng để xuất đi nước ngoài.

Tại cầu cảng số 1, các công nhân đang khẩn trương bốc xếp trang thiết bị phục vụ các công trình điện gió tại tỉnh Quảng Trị vừa được chở từ nước ngoài về. Tại bến cảng số 2, hàng chục công nhân khác đang bốc thạch cao vừa được nhập từ nước ngoài về để tập kết lên các xe tải chở đến các nhà máy sản xuất xi măng đóng ở khu vực miền Trung… Ông Huỳnh Văn Toàn, Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Chân Mây (đóng tại huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế), cho biết, cảng biển Chân Mây nằm trong khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô. Thời gian qua, nhiều tàu hàng trong và ngoài nước chọn cảng biển này để xuất và nhập hàng. Điều đáng lo nhất, gần cảng là xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc vừa qua đã ghi nhận khoảng 100 ca dương tính COVID-19, chủ yếu từ những chùm ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.

Trước tình hình đó, Công ty CP Cảng Chân Mây đã triển khai chặt chẽ các biện pháp phòng, chống dịch đến từng lao động. Hơn 3 tháng nay, Công ty đã bố trí 180 lao động làm việc tại các bộ phận trực tiếp, như cơ giới, xếp dỡ, cung ứng dịch vụ tàu biển thực hiện phương án “3 tại chỗ”… Cũng theo ông Toàn, tính đến giữa tháng 9/2021, sản lượng hàng hóa qua cảng đạt gần 2,2 triệu tấn. Hiện, còn hơn 3 tháng, dự kiến lượng hàng đến cuối năm đạt 2,7 triệu tấn; trong khi đó năm 2020, sản lượng hàng hóa chỉ đạt khoảng 2,3 triệu tấn.

Những mặt hàng xuất tại cảng gồm có: dăm gỗ, cát, khoáng sản titan được các phương tiện vận tải chở từ tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và một số địa bàn lân cận đến. Trong khi đó, các mặt hàng nhập vào cảng chủ yếu là thạch cao, than, thiết bị điện gió… Đối với than được chở đến thị trường ở Quảng Nam; thiết bị điện gió được vận chuyển ra tỉnh Quảng Trị để thi công công trình, thạch cao cũng được vận chuyển đến các nhà máy xi măng ở một số tỉnh miền Trung.

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng trong vòng 2 tháng qua, bến cảng số 2 (Công ty CP Cảng Chân Mây làm chủ đầu tư) và bến Cảng số 3  (Công ty TNHH Hào Hưng làm chủ đầu tư) đóng tại huyện Phú Lộc, với tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng, đã đưa vào hoạt động để giảm tải cho thực trạng các bến cảng hiện nay. Tại bến cảng số 3 vừa đi vào hoạt động, nhiều bãi dăm gỗ “khủng” được tập kết bên trong bến cảng để chuẩn bị đưa lên tàu có tải trọng 50.000 DWT xuất đi thị trường Trung Quốc.

Ở đây, công nhân đều thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch trong quá trình làm việc. Theo ông Thang Khánh Hưng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hào Hưng, đến thời điểm này, hơn 200 lao động của Công ty đã tiêm xong 2 mũi vaccine và đơn vị cũng triển khai nhiều giải pháp để chống dịch an toàn.

 Tương tự, tại cảng biển Thuận An ở phường Thuận An, TP Huế, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng lượng hàng hóa thông qua cảng vẫn đảm bảo, ổn định. Trong đó các mặt hàng chủ yếu là hàng rời: Clinker trung chuyển xuất khẩu, than nhập khẩu, cát bao, gỗ… Cỡ tàu đón nhận tại cảng Thuận An với tải trọng 1.500 DWT trở lại; năng lực xếp dỡ hiện nay đạt hơn 700.000 tấn/năm.

Những ngày này, các chuyến tàu chở đá từ Hà Nam vào cập cảng Thuận An diễn ra tấp nập. Tại đây, các phương tiện sẽ vận chuyển vật liệu này đến công trường thi công dự án Cao tốc Cam Lộ - La Sơn (nối 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế). Đây là những chuyến hàng đầu tiên trên tuyến luồng xanh đường thủy từ Hà Nam vào Huế vừa được Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ yêu cầu “kích hoạt” trong chuyến thị sát công trường cao tốc mới đây.

Theo đại diện các cảng biển ở Thừa Thiên-Huế, thời gian qua, việc lưu thông hàng hóa qua các cảng biển trên địa bàn tỉnh không bị gián đoạn, tránh đứt gãy việc sản xuất, kinh doanh của các nhà máy, công trình, dự án lớn đang diễn ra ở khu vực miền Trung.

Để đạt được những kết quả trên, các cảng biển luôn đặt vấn đề phòng, chống dịch COVID-19 an toàn lên hàng đầu. Đối với các tàu trước khi vào cảng phải thực hiện khai báo y tế và kiểm dịch y tế đối với tàu thuyền. Trước khi tàu biển vào cảng, phải vào vị trí được chỉ định bởi Cảng vụ hàng hải tỉnh Thừa Thiên-Huế để tiến hành các thủ tục kiểm dịch. Tàu biển chỉ được phép làm hàng sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm dịch và được sự đồng ý của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC); Cảng vụ hàng hải cấp phép cho tàu biển vào làm hàng sau khi được cơ quan kiểm dịch, CDC chấp thuận đủ điều kiện an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

Các cảng biển cũng đã bố trí công nhân ở lại tại cảng theo nhu cầu sản xuất khai thác của từng đơn vị phù hợp với tình hình thực tế và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế; xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các quy trình, biện pháp ứng phó, xử lý trong trường hợp có người nhiễm COVID-19 trong cảng; thường xuyên tổ chức, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh để kịp thời bổ sung, điều chỉnh. Đặc biệt, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên ngành trong việc thiết lập các chốt kiểm tra liên ngành, tuyệt đối không để xảy ra ùn tắc giao thông tại cổng cảng hoặc trong cảng…

Hải Lan

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文