Đà Nẵng "điểm mặt" doanh nghiệp vận tải có xe quá tốc độ trên 100 lần/tháng

19:32 13/05/2023

Sở GTVT Đà Nẵng vừa “điểm mặt” hàng loạt phương tiện kinh doanh vận tải tại Đà Nẵng bị phát hiện thường xuyên vi phạm tốc độ, trong đó nhiều xe khách vi phạm hơn 100 lần/chỉ trong tháng 4/2023

Chiều 13/5, Sở GTVT Đà Nẵng thông tin, Sở đã có công văn gửi các đơn vị kinh doanh vận tải nằm trong danh sách vi phạm tốc độ tháng 4/2023.

Theo Sở GTVT Đà Nẵng, qua trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện kinh doanh vận tải trong tháng 4 trên phần mềm Cục Đường bộ Việt Nam cho thấy rất nhiều phương tiện vi phạm quy định về tốc độ. 

Sở GTVT Đà Nẵng "điểm mặt" loạt phương tiện của các công ty vận tải vi phạm tốc độ vượt 100 lần trong tháng 4/2023. 

Cụ thể, có đến 57 phương tiện là xe hợp đồng, xe tuyến cố định, xe container, xe tải... vi phạm tốc độ từ 5 lần trở lên trong 1.000 km xe chạy/tháng.

Có nhiều trường hợp vi phạm tốc độ hơn 100 lần, điển hình như Chi nhánh Công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịch Mến Thương có 2 phương tiện là xe hợp đồng gồm 43B-03852 (vi phạm 149 lần/tháng), 43B-04075 (vi phạm 112 lần/tháng).

Xếp sau đó, xe hợp đồng 43B-04367 của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Trường Hiếu vi phạm 140 lần; xe tuyến cố định 43S-3563 của Hợp tác xã Ô tô vận tải số 1 Đà Nẵng vi phạm 125 lần… Nhiều xe du lịch, xe container, xe tải khác cũng vi phạm tốc độ từ 6 đến 99 lần chỉ trong tháng 4.

Sở GTVT Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện vi phạm nêu trên rà soát và báo cáo giải trình (nếu có) đối với các phương tiện vi phạm tốc độ của đơn vị, báo cáo trước ngày 15/5.

Các đơn vị kinh doanh vận tải phải quản lý phương tiện theo đúng quy định. Bộ phận theo dõi, quản lý về an toàn giao thông phải thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động của phương tiện để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh lái xe chạy quá tốc độ, lái xe làm việc quá thời gian. 

Hoài Thu

Gần đây, các trò chơi mang tính may rủi như "xé túi mù" (ám chỉ hình thức mở hộp ngẫu nhiên mua trên mạng) đang trở thành xu hướng nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, và YouTube.

Chỉ trong thời gian ngắn của những ngày cuối năm 2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đấu tranh, bắt giữ các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến đất đai với số tiền chiếm đoạt lên đến nhiều tỷ đồng/vụ án. Điều đáng nói, mặc dù cơ quan chức năng đã từng cảnh báo, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nghiêm minh nhưng vẫn không ít người dân “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo.

Sau khi thoả thuận, thống nhất giá mua bán, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người mua đặt cọc tiền từ 3 - 30 triệu đồng (tùy vào giá trị của xe máy, ô tô). Bọn chúng còn giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện xác minh, đề nghị nộp tiền để làm giấy tờ nhưng khi nhận được tiền chúng sẽ khoá máy, chặn liên lạc.

Nằm trong kế hoạch ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, hơn một tuần qua, Công an huyện Tây Hòa, Công an huyện Phú Hòa và Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên đã đánh sập 3 đường đánh bạc qua mạng Internet với tổng số tiền hơn 450 tỷ đồng.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính. Theo đó, nhiều vấn đề nóng được lãnh đạo Bộ Tài chính giải đáp theo các câu hỏi của phóng viên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文