Chính sách và hạ tầng giao thông đang khiến người dân Hà Nội “mắc kẹt”

Giao thông Thủ đô đang có những gì? (bài 1)

06:55 02/10/2023

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới vừa được ban hành. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các địa phương ưu tiên đầu tư vận tải hành khách công cộng, nhất là loại hình lưu lượng lớn. Người dân được khuyến khích chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông xanh gắn với lộ trình hạn chế dần phương tiện cá nhân tại đô thị lớn. Chính phủ giao các đô thị lớn, trong đó có TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phân luồng giao thông, quản lý xe cá nhân để tạo không gian đi bộ trên vỉa hè cho người dân, giúp họ dễ tiếp cận phương tiện vận tải công cộng. Chủ trương của Chính phủ mục đích tạo thuận lợi nhất cho người dân lưu thông. Thế nhưng, trên thực tế, người dân dường như đang bị “mắc kẹt” giữa chính sách và hạ tầng, khi chính sách thì ưu việt nhưng hạ tầng lại chắp vá, chưa thể đáp ứng.

Hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thực tế trong khi phương tiện gia tăng nhanh chóng. Dự án giao thông trọng điểm thì thường rơi vào tình cảnh chậm tiến độ. Điều này đang là thách thức của TP Hà Nội và nỗi lo của người dân Thủ đô.

Diện tích đất dành cho giao thông tĩnh mới được dưới 1%

Mạng lưới đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội đang khai thác với tổng chiều dài là 23.420,2km, bao gồm 5 tuyến cao tốc và vành đai với tổng chiều dài là 153,4km; 11 tuyến đường quốc lộ dài 274,2km; 128 tuyến đường tỉnh dài 872,5km; 1.220 tuyến đường đô thị dài 1.048,1km; đường quận, huyện dài 3.494,4km và 17.577,6km đường xã, thôn.

Số lượng phương tiện giao thông đường bộ tính đến nay là trên 7,8 triệu phương tiện các loại, trong đó xe ôtô (hơn 1 triệu xe), xe máy (hơn 6,6 triệu xe), xe máy điện (184.471 xe), chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019 - 2022 là trên 10% đối với ôtô và trên 3% đối với xe máy, trong khi tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị mới đạt được 10,35% (tăng khoảng từ 0,26 - 0,3%/năm) và diện tích đất dành cho giao thông tĩnh mới được dưới 1%. Trong khi theo yêu cầu, tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị phải đạt từ 20% - 26% cho đô thị trung tâm, đồng thời nhu cầu diện tích đất cho giao thông tĩnh phải đạt 3 - 4%.

Sở Giao thông vận tải TP Hà Nội nỗ lực điều chỉnh, tổ chức giao thông nhằm giảm thiểu ùn tắc song tình hình ùn tắc vẫn phổ biến. Ảnh: CTV.

TP Hà Nội đã xây dựng được mạng lưới giao thông công cộng với xương sống là mạng lưới xe buýt. Với 154 tuyến, mạng lưới xe buýt đã tiếp cận đến 30/30 quận, huyện, thị xã (đạt 100%); tiếp cận 512/579 số xã, phường, thị trấn (đạt 88,4%); tiếp cận 65/75 bệnh viện (đạt 87%); tiếp cận 192/286 các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông (đạt 67%); tiếp cận 27/27 các khu công nghiệp lớn (đạt 100%); tiếp cận 33/37 các khu đô thị (đạt 89,2%); tiếp cận 23/24 làng nghề (đạt 95,8%); tiếp cận 23/25 khu di tích lịch sử văn hóa, khu du lịch (đạt 92%).

Sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt năm 2022 đạt 340 triệu lượt hành khách, tăng 67,7% so với con số thực hiện năm 2021. Trong đó, buýt trợ giá đạt 334 triệu lượt hành khách, tăng 72% so với thực hiện cùng kỳ 2021. Song chỉ tiêu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2022 chỉ đạt 18,5%, không đạt so với kế hoạch đề ra là từ 21,5 - 23% cho năm 2022.

Trên thực tế, đối với các siêu đô thị với lượng dân số trên 10 triệu dân như TP Hà Nội, xương sống của giao thông vận tải phải là hệ thống metro, tàu điện ngầm với năng lực chuyên chở lớn hơn; nhằm đáp ứng 50 - 55% nhu cầu đi lại của Thủ đô theo quy hoạch.

Hàng loạt dự án metro chậm tiến độ là  một “điểm nghẽn”

Thống kê của Hanoi Metro cho thấy, lượng khách đi lại bằng tàu Cát Linh-Hà Đông luôn có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt trong các dịp nghỉ lễ. Ngày 2/9 vừa qua, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tiếp tục xác lập kỷ lục vận chuyển kể từ ngày tuyến chính thức vận hành, với tổng cộng 55.980 lượt hành khách.  Cũng theo đơn vị này, trong quý I/2023, tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh – Hà Đông đã vận chuyển được hơn 2,65 triệu lượt hành khách, tăng 262% so với cùng kỳ năm 2022. Nhìn từ lượng khách của tuyến metro đầu tiên của TP Hà Nội, có thể thấy người dân luôn sẵn sàng và mong chờ trải nghiệm các chuyến đi ở loại hình vận tải công cộng số lượng lớn này.

Theo quy hoạch, TP Hà Nội có 10 tuyến đường sắt đô thị, 9 tuyến chính và 1 tuyến nối các đô thị vệ tinh với tổng chiều dài 417,8km, trong đó 75,6km đi ngầm, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 40,05 tỷ USD. Song, thực tế hiện nay thành phố mới chỉ hoàn thành 13km (tuyến 2A, đoạn Cát Linh - Hà Đông) và đang thi công 12,5km (tuyến số 3 đoạn Nhổn - ga TP Hà Nội). Như vậy, trong 12 năm tới (đến năm 2035), TP Hà Nội phải hoàn thành 404,8km đường sắt đô thị còn lại. Kinh phí cần bố trí thực hiện vào khoảng 37 tỷ USD (khoảng 850 nghìn tỷ đồng).

Đáng nói, thời gian từ khi nghiên cứu đến khi thi công hoàn thành một tuyến đường sắt đô thị của TP Hà Nội cũng như TP Hồ Chí Minh đang mất khoảng 15-20 năm (13km của tuyến 2A đoạn Cát linh - Hà Đông mất 19 năm; 12,5km của tuyến 3 đoạn Nhổn - ga TP Hà Nội 14 năm vẫn chưa hoàn thành). Nhìn nhận về tiến độ triển khai các tuyến đường sắt đô thị thời gian qua, ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở GTVT TP Hà Nội cho rằng còn khá nhiều bất cập. Bên cạnh vấn đề chậm tiến độ, đội vốn do phát sinh chi phí thì khiếu nại của các nhà thầu cũng làm tổng mức đầu tư tăng cao.

Các tuyến đường sắt đô thị còn thiếu tính gắn kết với việc tái cấu trúc không gian đô thị, thiếu tính liên thông kết nối với hệ thống giao thông, khó khăn trong việc tiếp cận các nhà ga đã làm giảm đáng kể hiệu quả khai thác các loại hình vận tải khối lượng lớn. Ngoài ra, mỗi tuyến đường sắt đều có công nghệ khác nhau theo ràng buộc của các nhà tài trợ.

Cảnh ùn tắc thường thấy ở một số tuyến đường của TP Hà Nội.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông từng cho rằng, hiện nay công tác chuẩn bị đầu tư dự án metro ở Việt Nam kéo quá dài, nhất là khâu thẩm định và xin ý kiến các bộ, ban, ngành. Điều này khiến tiến độ hoàn thành dự án bị chậm lại. Minh chứng rõ nhất cho việc này là tuyến metro số 5 Văn Cao-Hòa Lạc của TP Hà Nội.

Vào tháng 9/2020, TP Hà Nội có tờ trình số 151/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án metro số 5 tuyến Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc. Tại tờ trình này, UBND TP Hà Nội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án vào kỳ họp cuối năm 2020.

Ngày 30/10/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký ban hành Quyết định số 1699/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội, tuyến số 5, Văn Cao - Hòa Lạc. Để giúp việc cho Hội đồng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng cho phép thuê liên danh tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài để thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo đúng quy định.

Nhưng suốt từ tháng 10/2020 đến đầu tháng 9/2023 vừa qua, Hội đồng thẩm định Nhà nước mới vừa phê duyệt kế hoạch thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án này? Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi, vậy suốt 3 năm qua, Hội đồng thẩm định Nhà nước về dự án metro số 5 đã làm gì, trong khi đó, các bước và thủ tục tiếp theo còn quá dài, phức tạp và mất thời gian. Như đấu thầu chọn tư vấn thẩm tra, thẩm tra hồ sơ dự án, rồi Hội đồng thẩm định Nhà nước sẽ báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội, các Ủy ban thuộc Quốc hội sẽ tiến hành thẩm tra…

Hay như tuyến metro số 2 Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo, theo Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch GTVT TP Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì bốn tuyến metro: số 1, số 2, số 2A và số 3 được ưu tiên đầu tư xây dựng trước để hình thành nên hệ thống lõi ở khu vực trung tâm thành phố. TP Hà Nội cũng rục rịch triển khai tuyến metro số 2 khá sớm, từ năm 2008.

Nhưng đến nay, tuyến metro được nhận định là “xương sống” này vẫn phải nằm im trên giấy bất động, trong đó mọi nhùng nhằng vướng mắc liên quan đến ga ngầm C9-Hồ Hoàn Kiếm. Riêng vị trí đặt ga ngầm C9 và đặt như thế nào đã tốn công sức và giấy mực từ năm 2016 đến giữa năm 2023 mới xuôi nhưng vẫn chưa thể triển khai vì vẫn vướng mắc thủ tục trên giấy tờ.

Đặng Nhật-Chi Linh

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

Sau hơn 6 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng cùng người dân đã phát hiện, vớt thành công thi thể của 2 mẹ con nhảy cầu tự tử vào trưa cùng ngày.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文