“Gỡ khó” cho nguyên liệu đất đắp nền cao tốc Bắc – Nam

07:02 22/03/2022

Để giải quyết bài toán nguyên liệu đất phục vụ đắp nền cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nghệ An sẽ triệu tập phiên họp chuyên đề vào ngày 25/3, trong đó nội dung chính là thông qua Nghị quyết chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đưa vào hoạt động, khai thác 10 mỏ đất, nhằm giải quyết bài toán thiếu nguyên liệu cho dự án cao tốc chạy qua trên địa bàn.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã có 1 dự án hoàn thành và 10 dự án đang triển khai, trong đó có 2 dự án chậm tiến độ so với kế hoạch là Diễn Châu - Bãi Vọt và Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Trong đó, dự án Diễn Châu - Bãi Vọt đến nay chậm 6,79% giá trị hợp đồng so với kế hoạch.

Bên cạnh một số nguyên nhân khách quan như chậm hoàn thiện hợp đồng tín dụng với chủ đầu tư (vấn đề này đã được THÁO gỡ trong tháng 2/2022), một số địa phương chưa hoàn tất công tác giải phóng, bàn giao mặt bằng, xây dựng hạ tầng các khu tái định cư thì vấn đề thiếu nguồn vật liệu đất đắp nền hiện nay cũng khiến không ít nhà thầu hết sức đau đầu.

Ông Nguyễn Hữu Quỳnh, Giám đốc Công ty CP Xây lắp Giang Sơn, một trong những đơn vị thi công gói thầu Cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Nghệ An chia sẻ: Từ nhiều tháng nay, công nhân, máy móc của công ty hầu như không hoạt động khi dự án mỏ khai thác đất đã hoàn tất các thủ tục nhưng chưa thể đưa vào khai thác vì vướng phải đất rừng sản xuất. Để được khai thác, theo quy định dự án này phải được UBND tỉnh Nghệ An trình lên HĐND tỉnh, thông qua chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

“Trong thời gian qua, áp lực tiến độ và sự thúc giục của chủ đầu tư, chúng tôi đã phải chạy ra thị xã Hoàng Mai hoặc vào huyện Diễn Châu để mua đất san lấp.Quãng đường vận chuyển xa dẫn đến chi phí tăng cao nhưng doanh nghiệp vẫn phải thắt lưng buộc bụng để kịp tiến độ”, ông Quỳnh cho biết.

“Gỡ khó” cho nguyên liệu đất đắp nền cao tốc Bắc – Nam -0
Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Nghệ An đang bước vào giai đoạn nước rút.

Trước áp lực tiến độ của dự án, để gỡ khó cho doanh nghiệp trong cơn “khát” nguồn vật liệu để san nền, thi công dự án, ngày 17/2/2022, UBND tỉnh Nghệ An đã có tờ trình 1432/TTr-UBND gửi HĐND tỉnh Nghệ An về việc đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo Khoản 2 Điều 20 Luật Lâm nghiệp để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh Nghệ An có chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với 12 dự án, với tổng diện tích chuyển đổi là 128,2483ha rừng trồng. trong đó có 0,0467ha rừng phòng hộ, còn lại là diện tích rừng sản xuất và rừng đã được quy hoạch cho mục đích sử dụng khác không phải lâm nghiệp nhưng có nguồn gốc là đất rừng sản xuất. Trong số này, ngoại trừ dự án du lịch sinh thái và dự án phục vụ đường dây 220kV trạm cắt Nậm Sun (Lào) - Nông Cống, thì các dự án còn lại đều là mỏ khai thác đất phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu và Diễn Châu - Bãi Vọt.

Cụ thể, các dự án được đưa vào đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng để khai thác đất đợt này bao gồm: Dự án san lấp mỏ đất tại núi Sui, phường Mai Hùng, TX. Hoàng Mai (4,8206ha) của Công ty CP Xây dựng Thái Hòa; Dự án đầu tư san lấp mỏ đất tại xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu (17.18ha) của Công ty CP Xây lắp Giang Sơn; dự án khai thác mỏ đất san lấp tại khu vực lèn Dơi, xã Nghi Yên và xã Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc (15,613ha) của Công ty CP Đầu tư và xây dựng MCK; dự án khai thác mỏ đất san lấp tại khu vực Hòn Ngói - Động Am thuộc xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu (14.02ha) của Công ty TNHH Xây dựng Tín Thành Minh; mỏ đất tại khu vực Cầu Rào, xã Diễn Đoài (9,15ha) của Công ty CP Tư vấn và đầu tư xây dựng Thiên Hoàng; mỏ đất tại xã Đức Thành, (17,05ha) và mỏ đất tại khu vực đồi Thông, xã Tăng Thành, huyện Yên Thành (3,96ha), cùng của của Công ty TNHH Đầu tư thương mại 559; Mỏ đất tại khu vực xóm 10 xã Diễn Lợi, huyện Diễn Châu (10,05ha) của Công ty TNHH Hoàng Phúc; mỏ đất tại xa Diễn Lợi, huyện Diễn Châu (22,20ha) của Công ty CP thiết bị Thiên Hoàng và Dự án khai thác đất san lấp tại khu vực núi Cháy, thuộc xã Quỳnh Lộc và Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (9,0ha) của Công ty CP Đầu tư Xây dựng và thương mại Hưng Dũng.

Ngoài ra, cũng dịp này, tỉnh Nghệ An cũng đề nghị bổ sung chuyển đổi mục đích sử dụng đối với 5 dự án khác để sử dụng vào việc khai thác đất phục vụ đắp nền cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm: Mỏ đất rộng 10,56ha tại xóm 6 xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu; mỏ khai thác đất rộng 10,54ha tại thôn 22 xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai; Dự án đầu tư khai thác mỏ đất san lấp tại khu vực Eo Sứt, xã Hưng Thành và xã Hưng Nghĩa, huyện Hưng Nguyên 1,4ha; dự án khai thác đất tại khu vực Đồng Tréo, xã Hiến Sơn và Đại Sơn, huyện Đô Lương có diện tích 18.98ha và dự án khai thác mỏ đất san lấp tại khu vực Động Khơ, xã Đại Sơn, huyện Đô Lương 12,2ha.

Trong thời gian sắp tới, để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đất san lấp mặt bằng cao tốc, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường tham mưu bổ sung quy hoạch khoáng sản, phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 48 điểm mỏ, trong đó 30 điểm mỏ phục vụ cho san lấp mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An có chiều dài khoảng 87,84km thuộc 2 Tiểu dự án đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu và Tiểu dự án đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt. Đến nay, dự án đã GPMB được khoảng 87,49km, đạt 99,6%. Liên quan đến việc để chậm tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, ngày 13/3 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn số 1517/UBND-CN, phê bình chủ tịch 4 huyện, thành thị gồm: Diễn Châu, Yên Thành, Hưng Nguyên và thị xã Hoàng Mai.

Theo đó, trong thời gian qua, UBND tỉnh Nghệ An đã trực tiếp chỉ đạo các sở, ngành, địa phương có tuyến đường này đi qua phải tập trung giải quyết các khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao theo đúng tiến độ yêu cầu. Tuy nhiên, đến nay 4 địa phương nói trên vẫn chưa quyết liệt, chưa giải quyết các khó khăn vướng mắc, không lập kế hoạch chi tiết theo yêu cầu, làm chậm tiến độ thực hiện dự án.

Thiên Thảo

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Gọi các đối tượng bị bắt giữ là những “cá mập” có vẻ văn chương nhưng rất đúng trên thực tế. Bởi chúng là các đối tượng cầm đầu trong các đường dây phạm tội, là cái gốc để hình thành tội phạm và là chỉ huy của những đối tượng phạm tội trong đường dây. Có những vụ án, chúng đứng trên hàng chục đối tượng, ẩn sâu trong vỏ bọc của những doanh nhân thành đạt hay những người lãnh đạo trong tổ chức, cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức phạm tội bị Công an tỉnh Thái Bình phá vỡ, các đối tượng lần lượt sa lưới, lúc đó mọi người mới ngỡ ngàng khi biết kẻ cầm đầu - “cá mập” này là ai? Và ngỡ ngàng trước số lượng các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây khi cơ quan Công an truy tận cùng, bắt tận hết những kẻ vi phạm pháp luật.

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

Một loạt ca khúc cách mạng, thể hiện lòng biết ơn của thế hệ trẻ như “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”, “Khát vọng tuổi trẻ”, “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”... đang tạo “cơn sốt” trong đời sống âm nhạc. Nhiều độc giả trẻ xếp hàng hào hứng nhận những ấn phẩm đặc biệt về chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng lịch sử 30/4... do Báo Nhân dân ấn hành.

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhìn đoàn quân rầm rập tiến bước dưới quân kỳ, lòng tôi vô cùng xúc động, xen lẫn tự hào. Bởi những gì có được của ngày hôm nay, là sự hy sinh, mất mát của biết bao đồng bào, đồng chí, biết bao dòng họ, làng quê trên đất nước Việt Nam. Trong đó có gia đình tôi, bố mẹ và các anh chị em chúng tôi.

Sáng 1/5, các Trại tạm giam thuộc Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an công bố Quyết định đặc của Chủ tịch nước cho các phạm nhân đã có nhiều tiến bộ trong quá trình học tập, cải tạo, rèn luyện khi chấp hành án.

Sáng 1/5, Thượng tá Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trưởng Công an phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) cho biết, sau khi VKSND tỉnh phê chuẩn các quyết định tố tụng hình sự của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, Công an phường đã tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bị can Phạm Thị Kim (SN 1979; thường trú tại TDP Phần Thất, phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ) về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Trời Hà Nội mờ sương, những tia nắng đầu ngày len lỏi qua hàng cây cổ thụ quanh Quảng trường Ba Đình. Giữa không gian tĩnh lặng ấy, bóng dáng những chiến sĩ Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ lặng lẽ tuần tra, đôi mắt sắc bén quét qua từng góc nhỏ, đảm bảo an ninh tuyệt đối cho khu vực thiêng liêng này.

Ngày 30/4, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện kịp thời ngăn chặn 2 nhóm gồm 20 thanh, thiếu niên độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi ở huyện Đắk R’lấp hẹn nhau tụ tập chuẩn bị tổ chức đua xe trái phép, gây mất ANTT trên địa bàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.