Hàng không đồng loạt tăng chuyến, tàu khách vẫn “ế” vé

08:08 03/12/2021

Đã hơn hai tuần ngành đường sắt mở bán vé tàu Tết Nhâm Dần 2022 với nhiều chính sách giảm giá hấp dẫn nhưng lượng khách đặt vé không đáng kể. Trong khi đó, hàng không liên tục xin tăng chuyến và mong muốn được mở bán vé Tết sớm, song cơ quan chức năng vẫn đang xem xét.

Đua nhau tăng bay các chặng kết nối

Mặc dù tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng nhu cầu đi lại của người dân bằng đường hàng không đang gia tăng dịp cuối năm. Nắm bắt thực tế, mới đây, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) một lần nữa cho phép các hãng hàng không tăng tần suất khai thác trên nhiều đường bay nội địa.

Theo đó, hãng Vietjet sẽ tăng tần suất các chặng bay kết nối Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, Hà Nội - Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh - Đà Nẵng. Cụ thể, từ 15/12 dự kiến sẽ tăng lên 6 chuyến khứ hồi/ngày trên các đường bay trục chính này. Bên cạnh đó, Vietjet tiếp tục khai thác ổn định toàn mạng bay phủ khắp Việt Nam, kết nối Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đến các tỉnh, thành cả nước như TP Hồ Chí Minh đi Vinh, Thanh Hóa, Phú Quốc, Đà Lạt, Nha Trang, đường bay Hà Nội - Phú Quốc, Nha Trang nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân, đồng thời tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh cũng như chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục Hàng không và các cơ quan chức năng.

Nhiều hành khách có nhu cầu bay các tỉnh dịp cuối năm.

Với mạng bay quốc tế, sau chuyến bay đầu tiên đưa khách quốc tế trở lại Phú Quốc, Vietjet dự kiến sẽ tiếp tục khai thác các chặng bay từ Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc)… đến một số địa phương thí điểm mở cửa đón du khách quốc tế và khai thác trở lại các chặng bay quốc tế thường lệ ngay khi được cho phép.

Đặc biệt, Vietjet tiếp tục hỗ trợ xét nghiệm nhanh COVID-19 miễn phí cho tất cả hành khách bay từ TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Cũng trong tháng 12, theo phân bổ của Bộ GTVT và Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 12/2021, Bamboo Airways sẽ tăng tần suất khai thác đường bay trục Hà Nội – TP Hồ Chí Minh lên 3-4 chuyến khứ hồi/ngày và sẽ tiến tới khai thác 4-5 chuyến khứ hồi/ngày từ ngày 15/12. Các đường bay Hà Nội/TP Hồ Chí Minh – Đà Nẵng khai thác với tần suất 2-3 chuyến khứ hồi/ngày. Hãng đồng thời tăng tần suất khai thác tối đa 2 chuyến khứ hồi/ngày đối với các đường bay khác, trong đó có nhiều đường bay du lịch như Hà Nội/TP Hồ Chí Minh – Phú Quốc, Hà Nội – Cam Ranh… và đường bay địa phương như TP Hồ Chí Minh – Vinh, TP Hồ Chí Minh – Thanh Hóa…

Cùng thời gian này, dự kiến Vietnam Airlines Group sẽ thực hiện khoảng 140 chuyến bay mỗi ngày trên gần 40 đường bay nội địa. Cụ thể, trên đường bay trục giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Vietnam Airlines khai thác 5 chuyến/ngày, Pacific Airlines khai thác 2 chuyến/ngày. Từ ngày 15/12/2021, mỗi hãng dự kiến sẽ tăng thêm 1 chuyến/ngày.

Trên các đường bay giữa Đà Nẵng và Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vietnam Airlines khai thác 5 chuyến/ngày và dự kiến tăng lên 6 chuyến/ngày từ ngày 15/12/2021, trong khi Pacific Airlines khai 1 chuyến/ngày. Ngoài Vietnam Airlines, Pacific Airlines cũng khai thác các đường bay giữa TP Hồ Chí Minh và Phú Quốc với tần suất 2 chuyến/ngày; TP Hồ Chí Minh và Vinh, Nha Trang, Đà Lạt, Quy Nhơn với tần suất 4-7 chuyến/tuần. Dù đồng ý cho các hãng tăng chuyến nhưng lãnh đạo Bộ GTVT vẫn nhấn mạnh, tuỳ tình hình thực tế, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất điều chỉnh tần suất trên các đường bay, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Dương lịch năm 2022 và Tết Nguyên đán gửi Bộ GTVT  trước ngày 25/12/2021 xem xét, quyết định.

Đường sắt: Cố chạy để giảm lỗ

Trong khi thị trường hàng không đã dần sôi động trở lại vào cuối năm thì ngành đường sắt dường như vẫn “dậm chân tại chỗ”. Cách đây hơn hai tuần, vé tàu Tết đã được mở bán, nhưng số vé bán ra còn khá khiêm tốn, doanh thu chỉ bằng 1/4 cùng thời điểm của những năm trước.

Ông Huỳnh Thế Sơn, Phó trưởng Phòng Kinh doanh Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, đặc điểm tàu Tết là giai đoạn trước Tết, hành khách chủ yếu đông từ phía Nam ra. Còn khách về quê khu vực phía Bắc thường sát Tết mới mua vé. Tuy vậy, năm nay vé tàu Tết từ các tỉnh phía Nam ra cũng bán chậm. Như tàu SE2 chạy ngày 26 tháng Chạp là ngày cao điểm, hệ số sử dụng chỗ mới đạt 17%, trong khi chỉ số này phải từ 70% trở lên mới được coi là đầy chỗ, đạt hiệu quả doanh thu.

“Để bù đắp doanh thu từ bán vé khách, chúng tôi đẩy mạnh khai thác vận chuyển hàng hóa, hành lý theo tàu khách. Như tàu Thống nhất SE5/6, doanh thu bình quân một vòng quay khoảng 576 triệu thì doanh thu cước hàng hóa được khoảng 100 triệu...”, ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, hình thức bán vé mới nguyên khoang, nguyên toa (khoang 4 giường và khoang 6 giường) đối với hành khách đi tàu theo nhóm, theo gia đình, có cự ly từ 300km trở lên đang được sự quan tâm của hành khách vì với không gian riêng, hạn chế tiếp xúc. Đến nay, riêng Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội đã bán được 222 vé nguyên khoang tàu SE5 và 298 vé tàu SE6.

Nhìn nhận vấn đề, ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã dự đoán trước nhu cầu đi lại của người dân chắc chắn giảm do ảnh hưởng dịch bệnh. Vì vậy, Tổng Công ty xây dựng kế hoạch chạy tàu Tết với khả năng phục vụ cao nhất cho người dân đi lại, mặt khác vẫn có phương án chạy tàu linh hoạt, đẩy mạnh khai thác tàu hàng trong dịp Tết để bù đắp doanh thu. Tuy nhiên, quan điểm vẫn là ưu tiên chạy tàu khách trong dịp Tết để phục vụ người dân đi lại, đồng thời tạo việc làm, thu nhập cho người lao động”, ông Mạnh nói.

Doanh nghiệp hàng không đề nghị vay gói tái cấp vốn 4.000 - 6.000 tỷ đồng, lãi suất 0%

Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không (VABA) vừa tiếp tục đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) kiến nghị Chính phủ cho các hãng hàng không vay ưu đãi. Văn bản kiến nghị nêu rõ, từ khi bùng phát dịch lần thứ 4 ở Việt Nam tới nay, các hãng hàng không lâm vào tình trạng nguy hiểm, doanh thu giảm 80-90%; dòng tiền thiếu hụt nghiêm trọng. Các nguồn lực về tài sản, tài chính tích lũy của các hãng bị cạn kiệt.

VABA đề nghị Bộ GTVT xem xét, chấp thuận và có văn bản kiến nghị Chính phủ và Quốc hội, các bộ, ngành liên quan cho các hãng hàng không khác vay gói tái cấp vốn 4.000 - 6.000 tỷ đồng, lãi suất 0% như đã thực hiện với Vietnam Airlines (gói 4.000 tỷ vay tối đa 3 năm). Số vay cụ thể căn cứ vào nhu cầu của từng hãng, vào quy mô, thị phần, đóng góp cho ngân sách trong thời gian qua và khả năng đáp ứng của ngân sách.

Hiệp hội này cũng đề nghị cho các hãng hàng không được vay gói 25.000 – 30.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất (nhà nước cấp bù lãi suất 4-5%) nhằm giúp các hãng chi thường xuyên, mua sắm vật tư thiết bị, thực hiện các chương trình dự án, bảo trì, duy trì hoạt động và phát triển trong và sau dịch. Cùng đó, VABA đề nghị điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay về mức tối thiểu trong biểu thuế Bảo vệ môi trường được quy định tại Luật Thuế bảo vệ môi trường hiện hành tức là về mức 1.000 đồng/lít.

Theo đánh giá của VABA, hàng không có triển vọng bùng nổ phát triển sau dịch rất cao, đặc biệt là hàng không tư nhân. Ở Thái Lan, dân số tương đương 75% Việt Nam, nhưng có đến 15 hãng hàng không. Tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng máy bay để di chuyển vẫn còn thấp, dự địa phát triển của thị trường hàng không Việt Nam còn rất lớn, triển vọng đóng góp, hỗ trợ trở lại cho ngân sách, cho nền kinh tế của các hãng hàng không còn nhiều.

VABA cho hay, theo tính toán của các chuyên gia quốc tế, hàng không tăng trưởng 2,5% sẽ góp phần kích thích tăng trưởng 1% GDP. Hàng không phát triển sẽ duy trì sức lan tỏa kinh tế tới các ngành khác; kết nối các chuỗi cung cấp, chuỗi hàng hóa, chuỗi giá trị, góp phần tích cực trong việc phục hồi, phát triển kinh tế nước ta sau dịch. Đóng góp ngân sách hàng năm của ngành hàng không ngày càng quan trọng.

Chỉ tính riêng Vietnam Airlines, Vietjet, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam đã đóng góp trên 22.000 tỷ đồng thuế và phí/năm (năm 2019), tương đương đứng trong top 10 tỉnh, thành phố nộp ngân sách lớn nhất nước. Trong đó riêng Vietjet nộp ngân sách tăng hàng năm, từ 4.200 tỷ đồng năm 2016 lên 9.000 tỷ đồng năm 2019. Năm 2020, dù thiệt hại nặng vì dịch nhưng Vietjet vẫn nộp ngân sách 2.800 tỷ đồng.

Đặng Nhật

Phạm Huyền

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文