Hành khách đi máy bay, tàu, xe khách vẫn phải xét nghiệm

07:53 16/10/2021

Ngày 15/10, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết các địa phương chưa phân loại được cấp độ dịch bệnh nên hành khách vẫn cần xét nghiệm khi đi máy bay, tàu, xe khách.

Chờ địa phương phân loại cấp độ dịch bệnh

Mới đây, Bộ Y tế hướng dẫn địa phương phân loại từng địa bàn theo bốn cấp độ: Cấp 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), màu xanh; cấp 2 (nguy cơ trung bình), màu vàng; cấp 3 (nguy cơ cao), màu cam; cấp 4 (nguy cơ rất cao), màu đỏ. Bộ Y tế yêu cầu không chỉ định xét nghiệm với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng phong tỏa và trường hợp nghi ngờ đến từ địa bàn cấp độ 3. Trong khi đó, Bộ GTVT vẫn giữ quy định hành khách đi máy bay phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc F0 khỏi bệnh, có kết quả xét nghiệm âm tính. Khách đi tàu hỏa từ vùng nguy cơ cao cũng phải xét nghiệm và tiêm đủ liều, khách từ vùng nguy cơ thấp cần xét nghiệm. Quy định với người dân đi xe khách liên tỉnh cũng tương tự.

Đại diện Bộ GTVT giải thích, theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, hành khách đi máy bay, tàu xe phải chứng minh được mình ở vùng xanh, vàng thì không cần xét nghiệm, nếu đỏ thì phải xét nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay các địa phương chưa công bố cấp độ dịch nên hành khách và các đơn vị vận tải rất khó xác định được khách đi từ vùng nguy cơ nào. Nếu ngành Giao thông bỏ quy định xét nghiệm với hành khách khi các tỉnh chưa công bố cấp độ dịch thì khách sẽ phải xin xác nhận của xã, phường nơi cư trú về tình trạng dịch, như vậy sẽ gây khó cho khách. Do đó, Bộ GTVT tạm thời chưa thay đổi quy định hành khách đi máy bay, tàu xe cần xét nghiệm COVID-19 đến hết giai đoạn thí điểm (20/10) để chờ địa phương ban hành cấp độ dịch. Khi có đầy đủ thông tin từ địa phương, các đơn vị vận tải biết được hành khách đi từ vùng nào, là diện cần xét nghiệm hay không thì Bộ mới ban hành hướng dẫn thống nhất.

Hành khách làm thủ tục trên chuyến bay từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội.

Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết thêm, sau giai đoạn thí điểm mà các địa phương vận chưa bỏ thì Bộ GTVT kiến nghị Bộ Y tế có bản đồ số phân loại các vùng dịch và cập nhật để người dân biết mình ở vùng dịch nào và doanh nghiệp dễ theo dõi hành khách đi từ đâu. Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong giai đoạn thí điểm vận chuyển khách, các tiêu chí đặt ra chặt chẽ nhằm chọn ra "hành khách xanh" để giảm nguy cơ lây nhiễm, đồng thời có tiêu chí cho cảng hàng không, nhà ga, "người phục vụ xanh". Đầu vào chặt thì hành khách không phải cách ly tập trung tại địa phương nơi đến mà chỉ theo dõi y tế tại nhà.

Nhiều chuyến bay, xe liên tỉnh vẫn vắng khách

Theo một số chuyên gia giao thông, Bộ GTVT hướng dẫn những người đi máy bay cần tiêm đủ liều và xét nghiệm âm tính để đi lại, đây là biện pháp cần thiết vì người đã tiêm vẫn có thể dương tính. Song, cũng có ý kiến trái ngược khi cho rằng, nếu xét nghiệm nhiều tăng chi phí, người dân sẽ ngại di chuyển. 

Về phía doanh nghiệp, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng (Hải Phòng) đề nghị Bộ GTVT nên bỏ quy định xét nghiệm với lái xe khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine nếu không đi vào vùng dịch (nguy cơ cao).  Theo ông Hải, chỉ nên áp dụng với lái xe từ vùng dịch đến các nơi khác. Bởi việc xét nghiệm đại trà gây lãng phí, ảnh hưởng tinh thần lái xe và tăng chi phí cho doanh nghiệp vận tải trong lúc khó khăn. Ông Hải cũng đề nghị bỏ quy định xét nghiệm với hành khách đã tiêm vaccine khi đi lại tại các vùng nguy cơ thấp, còn với người chưa tiêm vẫn cần xét nghiệm để giảm nguy cơ lây nhiễm, thay vì yêu cầu xét nghiệm đối với tất cả hành khách tại các vùng nguy cơ thấp hay cao hiện nay.

Theo báo cáo nhanh của Vụ Vận tải (Bộ GTVT) về tình hình triển khai vận tải hành khách tuyến cố định, đến thời điểm này, đã có 37 sở GTVT báo cáo về triển khai vận tải đường bộ; trong đó 12 sở GTVT đang chờ UBND tỉnh đồng ý với kế hoạch khôi phục lại tuyến, gồm: Cần Thơ, Hà Giang, Gia Lai, Nam Định, Bạc Liêu, Quảng Ninh, Bình Phước, Lâm Đồng, An Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hậu Giang. Các sở GTVT đã được UBND tỉnh đồng ý khôi phục lại tuyến gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Điện Biên, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Đắk Nông, Phú Thọ, Phú Yên, Lai Châu, Kon Tum, Đồng Nai, Bắc Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Bình, Vĩnh Long, Thanh Hóa, Lào Cai, Thái Bình, Thái Nguyên, Hòa Bình, Thái Bình, Tuyên Quang… Các tuyến đang được hoạt động từ ngày 13/10 và từ ngày 14/10 có 13 tỉnh đang hoạt động trên cả nước, với 91 tuyến, 169 chuyến đăng ký hoạt động trên ngày. Thực tế hoạt động 73 chuyến, với 81 xe hoạt động trên ngày.

Về vận tải hàng không, báo cáo của Bộ GTVT cho biết, ngày 14/10, các hãng hàng không thực hiện 12 chuyến bay khứ hồi với 1.843 khách đi các địa phương. Tuy nhiên, trong ngày 14/10, các hãng hàng không đã hủy bỏ 3 chuyến từ TP Hồ Chí Minh đi Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa do ảnh hưởng của bão số 8. Ngoài ra, có 2 chuyến bay từ Đà Nẵng đi Cần Thơ, Đắk Lắk; 2 chuyến từ TP Hồ Chí Minh đi Cà Mau, Rạch Giá (Kiên Giang), một chuyến bay từ Thanh Hóa đi Lâm Đồng cũng bị hủy do nhu cầu đi lại ít.

Dừng hoạt động 2 chốt kiểm tra người và phương tiện theo hai hướng ra, vào TP Hà Nội

Sáng 15/10, chốt kiểm soát trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tạm dừng toàn bộ hoạt động kiểm tra người và phương tiện theo cả hai hướng ra, vào TP Hà Nội. Theo ghi nhận của phóng viên trong sáng 15/10, chốt kiểm soát dịch COVID-19 đặt tại trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đã tạm dừng mọi hoạt động. Tất cả các phương tiện ôtô, xe tải, xe khách… đều được tự do di chuyển qua chốt mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Việc thu phí cao tốc với các phương tiện vẫn được đơn vị Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ thực hiện bình thường. Cũng trong ngày, chốt kiểm dịch số 8 là chốt cửa ngõ Thủ đô nằm trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tiếp giáp với địa bàn tỉnh Hưng Yên cũng được dỡ bỏ.

Đặng Nhật

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Từ kết quả điều tra những dấu hiệu bất thường tại một số gói thầu thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Nha Trang do Ban Quản lý Dịch vụ Công ích TP Nha Trang làm chủ đầu tư, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam hai cán bộ nhà nước và hai giám đốc doanh nghiệp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文