Hệ thống giao thông thông minh: Dự kiến chi 400 tỷ đồng

06:58 18/09/2024

Sở GTVT Hà Nội vừa trình UBND TP chủ trương triển khai hệ thống giao thông thông minh giai đoạn 1. Theo chủ trương này, Hà Nội dự kiến chi gần 400 tỷ đồng triển khai hệ thống.

Sẽ dùng AI để phân tích, xử lý một số vấn đề giao thông Hà Nội

Theo tờ trình Sở GTVT Hà Nội đề xuất TP cho phép cơ quan này triển khai hệ thống giao thông thông minh trên địa bàn theo phương án thuê dịch vụ công nghệ thông tin, chi phí với hơn 392 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP Hà Nội thực hiện giai đoạn 1 (từ năm 2025 - 2027). Giai đoạn đầu của đề án, Sở GTVT Hà Nội sẽ triển khai đề án thành lập Trung tâm quản lý và điều hành giao thông TP Hà Nội (trên nền tảng Trung tâm Quản lý điều hành giao thông công cộng hiện nay) để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy triển khai thực hiện khai thác 9 chức năng ban đầu của hệ thống giao thông thông minh (ITS).

Hệ thống giám sát giao thông sẽ có chức năng tích hợp, thu thập thông tin GPS, camera trên xe; tích hợp trên nền tảng quản lý giao thông công cộng; phân tích, xử lý đưa ra báo cáo dựa trên AI; điều hành, quản lý giao thông công cộng; quản lý việc cung cấp các dịch vụ tiện ích cho người sử dụng. Tiếp nhận, cung cấp thông tin giao thông thông qua các hệ thống: VMS, trụ GTTM, Loa phát thanh, Kios thông tin thông minh, ứng dụng (Hanoimap, Công dân thủ đô), website, kết nối radio.

Hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, phát hiện vi phạm giao thông (lấn làn, đèn tín hiệu, tốc độ,…); tổng hợp, thống kê; chia sẻ, cung cấp thông tin cho các đơn vị liên quan (CATP, Ủy ban ATGT Quốc gia); hỗ trợ ra chính sách hạn chế vi phạm. Quản lý giao thông công cộng, tích hợp các hệ thống chuyên ngành quản lý vận tải của Cục Đường bộ Việt Nam, Đường thủy nội địa, Đường sắt Việt Nam. Cung cấp công cụ hỗ trợ vận tải giao thông công cộng và vận tải đa phương thức trên địa bàn TP. Cung cấp thông tin bãi đỗ, số vị trí trống (camera, sensor); hỗ trợ tìm đường đến vị trí đỗ; đặt chỗ và thanh toán phí đỗ xe (qua ví điện tử và thiết bị ePass); tổng hợp, báo cáo số liệu (doanh thu, năng suất…). Hệ thống cũng giúp nhận dạng sự cố từ nhiều nguồn, xác thực sự cố, điều hành các tổ chức liên quan và theo dõi khắc phục sự cố.

Hà Nội dự kiến chi gần 400 tỷ đồng triển khai hệ thống giao thông thông minh.

3 giai đoạn phát triển giao thông thông minh

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô, tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị phải đạt từ 20-26% cho đô thị trung tâm; diện tích đất cho giao thông tĩnh phải đạt từ 3-4%. Bên cạnh đó tại thời điểm hiện nay dân số của Thành phố là trên 8 triệu người (chưa bao gồm 1,2 triệu dân vãng lai thường xuyên sinh sống, làm việc và học tập tại thành phố).

Số lượng phương tiện giao thông đường bộ là trên 7,8 triệu phương tiện các loại, chưa kể 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông trên địa bàn, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019-2023 là trên 10% đối với ôtô và trên 3% đối với xe máy, trong khi tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông đến nay mới đạt khoảng 12,13% dẫn đến hiện tượng quá tải trên các tuyến đường giao thông. Mặt khác, việc triển khai áp dụng khoa học công nghệ cũng như đầu tư hệ thống ITS trong quản lý điều hành giao thông vận tải mới chỉ trong giai đoạn đầu và chưa có định hướng một các đồng bộ, tổng thể.

Từ thực tế nêu trên, Sở GTVT Hà Nội khẳng định, việc tổ chức nghiên cứu triển khai thực hiện giai đoạn 1 đề án ''Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội'' là rất cần thiết nhằm khắc phục kịp thời các tồn tại hạn chế hiện nay, dần dần hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố, thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.  Đây cũng là công cụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý, điều hành giao thông.

Theo lãnh đạo Sở GTVT,  Hà Nội đề xuất lộ trình phát triển cho hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2024-2026): Hình thành và đưa vào khai thác vận hành Trung tâm quản lý và điều hành giao thông TP Hà Nội, trong đó có bộ phận quản lý điều hành giao thông thông minh với giai đoạn đầu khai thác 9/12 chức năng, bao gồm: Giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm TTATGT; quản lý giao thông công cộng; quản lý đỗ xe; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng. Giai đoạn 2 (2027-2029) sẽ là  mở rộng phạm vi, vùng hoạt động đối với 9 chức năng hiện hữu đã hình thành trong giai đoạn 1.

Hoàn thiện, đưa vào khai thác vận hành đủ 12/12 chức năng theo yêu cầu của hệ thống giao thông thông minh (bổ sung 3 chức năng còn lại: Quản lý vận tải; quản lý nhu cầu (thu phí nội đô); mô phỏng giao thông). Tích hợp toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản lý, điều hành giao thông thành phố tại trung tâm. Giai đoạn 3 (từ năm 2030) sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống giao thông thông minh thành phố, kết hợp đồng bộ cùng sự phát triển của hạ tầng giao thông, tạo nên di chuyển thông minh trong thành phố thông minh, đưa Hà Nội trở thành có hệ thống quản lý, điều hành giao thông tiên tiến ngang tầm khu vực.

Nhiều ý kiến cho rằng, các đô thị bên cạnh việc đầu tư cho hạ tầng giao thông thì cần quan tâm, đầu tư nhiều cho giao thông thông minh vì đây là giải pháp không tốn quá nhiều chi phí nhưng cho hiệu quả lớn nếu triển khai thành công. Đồng thời đây cũng là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp mong muốn đầu tư còn người tham gia giao thông chờ đợi ứng dụng.

Nhưng trước tiên, theo TS Phan Lê Bình, Chuyên gia giao thông đô thị thì cơ chế phải rõ ràng, phải có những tiêu chuẩn, quy chuẩn về giao thông thông minh: Đầu tiên là cần một định nghĩa rõ ràng về giao thông thông minh, cái nào thuộc về giao thông thông minh, cái nào không phải là giao thông thông minh. Khi có định nghĩa rồi thì cần hệ thống pháp lý để làm căn cứ như thiết bị nào bắt buộc phải lắp đặt trên xe, lắp đặt camera hành trình, lắp đặt thiết bị truyền tín hiệu ra sao để nắm bắt được tình hình hoạt động của phương tiện.

Đặng Nhật

Chiều 19/9, đồng chí Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, vào khoảng 9h cùng ngày, bão số 4 đã ảnh hưởng trực tiếp huyện đảo Cồn Cỏ. Các lực lượng vũ trang trên đảo đã chủ động giúp dân phòng, tránh bão hiệu quả.

Theo chuyên gia dự báo khí tượng thuỷ văn, người dân các tỉnh miền Trung không nên chủ quan dù bão yếu bởi hoàn lưu bão bao trùm khu vực rất rộng. Các hiện tượng mưa dông, lốc xoáy kèm gió giật mạnh có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào với lượng mưa lớn nên nguy cơ cao lũ quét và sạt lở đất rất cao.

Chiều 19/9, ông Trần Hoài Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) cho biết, do ảnh hưởng mưa lớn của bão số 4, vào sáng cùng ngày, tại vườn nhà bà Đoàn Thị Thức, khu phố 8, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, xuất hiện 1 hố sụt lún đất bất thường, khiến gia đình rất lo lắng.

Ngày 19/9, Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH), Bộ Công an, Thư ký Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ cho biết, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID. Việc triển khai thí điểm sổ sức khỏe điện tử trên VNeID sẽ tạo nên bước đột phá trong chăm sóc sức khỏe phục vụ nhân dân cũng như công tác quản lý của ngành y tế.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Văn bản số 5297/BXD-QLN của Bộ Xây dựng gửi các địa phương về việc triển khai thực hiện Luật Nhà ở 2023 và Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Trong đó, lưu ý Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cần nhanh chóng tiến hành triển khai các dự án cải tạo chung cư cũ

Ngày 19/9, Cơ quan CSĐT Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa ra quyết định tạm giữ hình sự Hồ Văn Thành (SN 1998), La Văn Lâm (SN 1988, cùng trú xã Phước Thành, huyện Phước Sơn) và Liễu Văn Trung (SN 1996, trú xã Phước Đức, huyện Phước Sơn) để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文