Khắc phục các “điểm nghẽn”, đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Bắc - Nam

07:15 16/04/2023

Cùng với nỗ lực trong công tác giải phóng mặt bằng, hiện nay Hà Tĩnh cũng đang quyết liệt tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến quá trình thi công dự án cao tốc Bắc – Nam.

Vẫn còn nhiều vướng mắc giải phóng mặt bằng

Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 qua địa bàn Hà Tĩnh có tuyến chính dài 102,38km, gồm 3 dự án thành phần: Đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi dài 35,28km; đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng dài 54,2km và đoạn Vũng Áng - Bùng (qua Hà Tĩnh) dài 12,9km và tuyến kết nối có chiều dài 12,18km.

Chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Dự án được khởi công vào ngày 1/1/2023, do liên danh nhà thầu Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và Tổng Công ty 319 (Bộ Quốc phòng) thi công đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi (gói thầu XL - 11) và liên danh Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường - Công ty CP 471 - Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập thi công đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng (gói thầu XL - 11).

Tính đến thời điểm hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh đã bàn giao mốc giải phóng mặt bằng (GPMB) 102,38km/102,38km (đạt 100%) đối với tuyến chính và bàn giao 12,18km/12,18km (đạt 100%) đối với tuyến kết nối. Theo đó, để phục vụ dự án, khối lượng mặt bằng mà tỉnh này cần bàn giao cho chủ đầu tư là 902ha đất các loại, với 8.984 hộ dân bị ảnh hưởng, cất bốc hơn 1.285 ngôi mộ, trong đó có 572 hộ dân phải chuyển đến nơi ở mới và di dời 478,6km đường điện.

Theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo triển khai dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn Bãi Vọt - Kỳ Anh, đến nay tiến độ kiểm đếm của Hà Tĩnh đã đạt gần 99%, phê duyệt phương án bồi thường đạt hơn 85% và đền bù, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư đạt 81,3%. Tỉnh Hà Tĩnh giao các địa phương tập trung cao cho việc triển khai xây dựng khu tái định cư, chi trả tiền bồi thường đất dân cư, cất bốc mồ mả, di dời công trình, hạ tầng kỹ thuật... để hoàn thiện, bàn giao 100% mặt bằng dự án trước ngày 30/5 - trước 1 tháng so với yêu cầu của Chính phủ và Bộ GTVT.

Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong quá trình GPMB từ các cấp chính quyền, song theo các đơn vị thi công, một số gói thầu triển khai thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang vướng mặt bằng, khó triển khai các mũi thi công.

Cụ thể, theo Tổng Công ty 319, quá trình thi công dự án Bãi Vọt - Hàm Nghi, trên phạm vi dự án qua địa phận xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà đến nay vẫn còn vướng mặt bằng để thi công tuyến chính do có các hộ dân có trang trại lợn, khu dân cư và đất sản xuất nông nghiệp chưa đền bù xong. Những vướng mắc này khiến đơn vị thi công không thể mở được đường công vụ, gây khó khăn cho việc xe vận chuyển vật liệu xây dựng đi lại, tập kết vật liệu vào tuyến chính.

Tương tự, tại nút giao ngã 5, công tác thi công cũng bị chững lại, đơn vị chưa thể đưa máy móc vào thi công vì còn vướng nhà các hộ dân, trang trại, đất thổ cư, ao cá... Theo báo cáo, địa phương đã giao được 8,8km trong tổng số 12,97km cho dự án, nhưng thực tế mới triển khai thi công liền mạch trên tuyến được khoảng hơn 1km.

Thực trạng này cũng xảy ra tại gói thầu đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng, do liên danh nhà thầu là Công ty Xây dựng Xuân Trường - Công ty CP 471 - Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập thi công. Để đẩy nhanh tiến độ, ngay sau lễ khởi công, các nhà thầu đã huy động vào công trường nhiều máy móc, nhân lực, xây dựng xong nhà điều hành, trạm thí nghiệm để thi công. Tuy nhiên, đến nay nhiều vị trí vẫn chưa thể triển khai liền mạch do chưa có đường công vụ thông suốt.

Thông tin từ Doanh nghiệp xây dựng tư nhân Xuân Trường, đơn vị đã huy động khoảng 50 đầu máy, thiết bị triển khai thành 6 mũi thi công cào bóc hữu cơ nhưng khối lượng công việc chưa đạt như kỳ vọng do một số đoạn đang vướng phải mặt bằng. Cụ thể, tại Km521 + 500 - Km544+300 còn vướng một số hộ dân tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên nên chưa thể làm đường công vụ tiếp cận tuyến chính để thi công. Cũng theo đơn vị này, trong phạm vi 22,8km do đơn vị đảm nhiệm thi công trên tuyến, hiện còn vướng khoảng 4km mặt bằng nên việc bố trí đồng bộ các mũi thi công không thể thực hiện được.

Dự án cao tốc Bắc Nam.

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” giải phóng mặt bằng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải - Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn Bãi Vọt - Kỳ Anh cho biết, trong thời gian vừa qua, để bàn giao mặt bằng “sạch” cho nhà đầu tư, Hà Tĩnh đã nỗ lực huy động cả hệ thống chính quyền cùng vào cuộc để thực hiện việc kiểm đếm, đền bù GPMB và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện, vẫn còn có những vướng mắc nhất định, những “điểm nghẽn” về mặt bằng do chưa có tiền lệ, hiện tỉnh đang giao cho các địa phương khẩn trương phối hợp để đưa ra phương án xử lý. Qua soát xét, vướng mắc chủ yếu trên toàn tuyến vẫn là do hạ tầng các khu tái định cư chưa hoàn thiện, người dân thuộc diện di dời chưa thể chuyển đến nơi ở mới để giao đất cho dự án; một số cơ sở sản xuất, trang trại chăn nuôi đang khó khăn trong định giá đền bù và vướng mắc về di dời hạ tầng đường điện.

Tại huyện Thạch Hà, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Sáu, vướng mắc chính về mặt bằng vẫn là các hộ dân chưa thể di dời. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn dự án đi qua một số trang trại chăn nuôi (chủ yếu là trại lợn), khiến các cơ sở này phải thay đổi thiết kế hoặc dừng sản xuất để di dời.

Trong khi đó, một số hạng mục như cây trồng, thiết bị trong các trang trại này lại không có trong đơn giá của UBND tỉnh nên gặp khó khăn, lúng túng trong xác định giá trị để áp giá đền bù. Tương tự, tại huyện Kỳ Anh đến nay địa phương đã chi trả 83,6/86,5 tỷ đồng cho 814/883 hộ để GPMB 24,41km phục vụ cao tốc Bắc - Nam, nhưng hiện tại vẫn còn vấp phải một số vướng mắc phát sinh chưa tháo gỡ xong như vướng trong việc xác định giá trị đền bù mỏ đá Kỳ Văn, hoặc một số hộ dân trồng rừng sản xuất trong phạm vi đất rừng phòng hộ, nhưng lại yêu cầu ngoài việc được bồi thường về cây còn phải hỗ trợ tiền cải tạo đất...

Hiện, địa phương đang phối hợp với các sở, ban, ngành để tìm cách tháo gỡ, cố gắng bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu theo đúng tiến độ đề ra. Cùng với nỗ lực trong công tác GPMB, hiện nay Hà Tĩnh cũng đang quyết liệt tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến quá trình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam như đốc thúc các địa phương sớm triển khai xây dựng các khu tái định cư, mở rộng nghĩa trang; gấp rút di dời hạ tầng đường điện nằm trong phạm vi ảnh hưởng; đẩy nhanh tiến độ, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; đồng thời gỡ những nút thắt về vật liệu xây dựng, cát san lấp để doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình thi công dự án.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục yêu cầu các địa phương huy động nhân lực, tập trung cao hơn nữa cho công tác GPMB, sớm đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Tập trung công tác lập phương án di dời, phê duyệt và thực hiện di dời các công trình hạ tầng ảnh hưởng đến việc thi công theo sự chỉ đạo của Bộ GTVT để triển khai thực hiện, hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng cho Ban Quản lý dự án, chậm nhất là trước ngày 30/6/2023 theo tiến độ thời gian đã đề ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cũng nhấn mạnh, hiện nay tiến độ triển khai một số phần việc còn chậm, người đứng đầu các sở, ngành, địa phương cần giao trách nhiệm cụ thể cho các phòng, ban liên quan. Nếu cán bộ nào gây khó khăn, chậm trễ trong xử lý hồ sơ dẫn tới ảnh hưởng tiến độ thực hiện dự án phải chịu hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc. 

Thiên Thảo

Trong quá trình điều tra, truy tố và trước khi đưa vụ án ra xét xử, các cơ quan tố tụng đã nhiều lần thông báo cho các bị hại đến cung cấp thông tin về vụ việc và số tiền bị thiệt hại. Đồng thời thông tin công khai về số tài sản kê biên, phong tỏa để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của Trương Mỹ Lan và đồng phạm ngay từ khi kết thúc điều tra.

Sự việc xảy ra ở công trình đường tránh phía Đông TP Đông Hà (Quảng Trị), đoạn qua địa bàn xã Gio Quang, huyện Gio Linh. Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 6, từ ngày 26 - 29/10/2024, địa phương này có mưa vừa đến mưa to.

Trong khuôn khổ Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024-SEMIExpo Viet Nam 2024 với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 7/11, các diễn giả tham gia chương trình nhận định Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn và đã thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Với quyết tâm cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU, thời gian qua các địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm, hướng tới mục tiêu khai thác thủy sản bền vững. Lực lượng Công an đã có nhiều hoạt động cụ thể, tích cực để đóng góp vào công tác này…

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文