Ngăn “lỗ hổng” trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe

08:59 17/05/2023

Đó là nhận định của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam tại Hội nghị triển khai Chỉ thị số 05/CT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải (GTVT) về đổi mới, tăng cường quản lý, phòng chống tiêu cực và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho hay, công tác đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe thời gian qua đã được đổi mới, chất lượng, có nhiều chuyển biến, được xã hội ghi nhận. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực rộng, nhạy cảm, liên quan đến nhiều đối tượng, thành phần nên không tránh khỏi những sai sót.

Ngăn “lỗ hổng” trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe -0
Ảnh minh họa.

Mặc dù đã áp dụng công nghệ quản lý giám sát đào tạo, sát hạch nhưng khó tránh khỏi trục trặc; con người và cả tư duy quản lý chưa thay đổi, chưa theo kịp công nghệ. Nguyên nhân của các tồn tại được ông Cường chỉ ra là do một số quy định của pháp luật cứng nhắc, không còn phù hợp, dẫn đến các trung tâm đào tạo, sát hạch, học viên khó thực hiện đúng. “Cần nhìn thẳng vào sự thật để sửa đổi các quy định phù hợp với thực tiễn, phòng chống tiêu cực trong đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe”, ông Cường nói.

Ông Ngô Đức Thành, Phó Ggiám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Ninh cho biết, trong công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, thiết bị DAT hoạt động không ổn định, còn nhiều lỗi phát sinh làm ảnh hưởng đến quá trình học của học viên, phát sinh chi phí đào tạo.Việc truyền dữ liệu từ thiết bị lắp trên xe tập lái về máy chủ của cơ sở đào tạo nhiều lần bị gián đoạn.

Bên cạnh đó, cũng xuất hiện tình trạng con người phải đi giám sát công nghệ, phần mềm DAT cũng không tự động kết luận kết quả của người học khiến cho cán bộ phải trực tiếp xét duyệt, làm mất rất nhiều thời gian của cơ quan quản lý. Đối với thiết bị cabin điện tử, dù mới được triển khai áp dụng nhưng đã bộc lộ những bất cập như thiết bị chưa có cơ chế giám sát, ngăn chặn tình trạng học hộ nhằm gian lận kết quả đào tạo lái xe. Từ đó, ông Thành cho rằng, cần sửa đổi Quy chuẩn về thiết bị DAT, cabin điện tử, có giải pháp công nghệ để phát hiện, ngăn chặn tình trạng gian lận, can thiệp vào thiết bị, làm sai lệch kết quả của người học.

Ông Lương Duyên Thống, Trưởng phòng Quản lý vận tải phương tiện và người lái, Cục Đường bộ Việt Nam cũng thừa nhận, việc theo dõi, kiểm tra, khai thác, sử dụng dữ liệu quản lý DAT còn nhiều hạn chế. Nhiều cơ sở đào tạo chưa theo dõi, giám sát, khai thác dữ liệu trên phần mềm hệ thống thông tin DAT để yêu cầu học viên học đủ số km lái xe ban đêm, học đủ thời gian trên xe số tự động; không tập huấn cho giáo viên hướng dẫn học viên đăng nhập, đăng xuất các phiên học dẫn đến trùng học viên, trùng xe tập lái, trùng hành trình tại cùng một thời điểm...

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã ký ban hành Chỉ thị số 05 về đổi mới, tăng cường quản lý, phòng, chống tiêu cực và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Trong đó, Bộ trưởng yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, tiêu cực trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe.

Ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ có nhiều giải pháp với tinh thần quyết liệt, nhanh và hiệu quả, khắc phục được ngay các lỗ hổng còn tồn tại trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe trong thời gian ngắn nhất; sẽ có giải pháp để ngăn chặn triệt để các tiêu cực, nhũng nhiễu trong công tác đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe. Cục đang xây dựng Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi lĩnh vực đường bộ, trong đó có công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe...

Đặng Nhật

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Cao Minh Thì (nguyên Giám đốc Sở giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh) lại bồi hồi nhớ lại những ngày tháng 4 của năm 1975, ông trở lại miền Nam tiếp quản Sài Gòn và bắt tay vào công cuộc “trồng người” những năm đầu giải phóng.

Hình ảnh CSGT dẫn những cựu chiến binh qua đường để đến với những khẩu đại bác hay hình ảnh người lính trong đoàn diễu hành đang hợp luyện gặp mẹ mình đứng chờ nhiều giờ đồng hồ; rồi hình ảnh những người đi xem hợp luyện ngất xỉu được những chiến sĩ áo vàng dùng xe chuyên dụng chở ra khỏi đám đông hàng chục ngàn người đưa vào bệnh viện... tất cả đều được người dân chụp vội vàng nhưng nội dung của nó đã gây xúc động mạnh đến người xem...

Ngày 23/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thị Tuyết Nga (SN 1990, nhân viên thu phí Bệnh viện Thủ Đức) 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”; Đỗ Thị Quý (SN 1983, nhân viên thu phí) lãnh 7 năm tù, Nguyễn Thị Phương Hoa (SN 1979, cựu trưởng đơn vị thu phí) 6 năm tù và Đặng Thị Hiên (SN 1985, cựu Kế toán trưởng) 5 năm tù.

Ngày 23/4, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan, gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng cho EVN, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị tuyên phạt bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) từ 6 đến 7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Sáng 23/4, để chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV,  Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, thẩm tra Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp (TTKC).

Số tiền cướp được, Vũ Văn Lịch mua 1 điện thoại Oppo A95, chi tiêu cá nhân và nạp vào tài khoản ngân hàng (đối tượng đã sử dụng 20 triệu đồng để chơi "tài xỉu" trên mạng). Cơ quan Công an đã thu giữ tang vật là 1 điện thoại Oppo A95, khoảng 75 triệu đồng tiền mặt, 176 triệu đồng trong tài khoản của lịch; 1 xe máy nhãn hiệu SYM Enzo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.