Nhiều vướng mắc trong triển khai Dự án Vành đai 4- Vùng Thủ đô

07:42 18/10/2024

Có tới 49 mỏ đất, cát đã được khảo sát để phục vụ dự án Vành đai 4- Vùng Thủ đô, nhưng mỏ ở gần chưa thể khai thác, mỏ ở xa thì giá cao do phát sinh chi phí vận chuyển. Bởi nhiều lý do, cho đến thời điểm này, vấn đề vật liệu xây dựng, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án thành phần thuộc Dự án Vành đai 4- Vùng Thủ đô vẫn đang là những khó khăn cần tiếp tục được tháo gỡ.

Tổng mức đầu tư của dự án tăng thêm khoảng 1.589,5 tỷ đồng

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình Quốc hội báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội. Theo báo cáo, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (gọi tắt là Dự án) có tổng chiều dài 112,8km, đi qua địa phận TP Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh; tiến độ thực hiện chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027; toàn bộ Dự án được chia thành 7 dự án thành phần.

Theo Nghị quyết số 56/2022/QH15 của Quốc hội, sơ bộ tổng mức đầu tư toàn bộ Dự án khoảng 85.813 tỷ đồng, trong đó: Dự án thành phần 1.2 (thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên) có tổng mức đầu tư khoảng 3.740 tỷ đồng, Dự án thành phần 1.3 (thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh) có tổng mức đầu tư khoảng 2.480 tỷ đồng. Theo các kết quả phê duyệt dự án đầu tư của các dự án thành phần, tổng mức đầu tư khoảng 85.562 tỷ đồng (thấp hơn sơ bộ tổng mức đầu tư theo Nghị quyết số 56/2022/QH15 của Quốc hội).

Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, quá trình triển khai thực tế, ước tính tổng mức đầu tư của Dự án sẽ tăng thêm khoảng 1.589,5 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư theo Nghị quyết số 56/2022/QH15 của Quốc hội, trong đó: Dự án thành phần 1.2 dự kiến tăng khoảng 600 tỷ đồng, Dự án thành phần 1.3 dự kiến tăng khoảng 1.240 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu do áp dụng đơn giá bồi thường đất ở tính theo giá thị trường.

Báo cáo từ Bộ GTVT cũng nêu rõ: Hiện tại, diện tích giải phóng mặt bằng tại các địa phương đã thực hiện khoảng 96,3%, tuy nhiên chủ yếu thuộc phạm vi đất nông nghiệp. Phạm vi đất chưa thực hiện giải phóng mặt bằng chủ yếu thuộc khu vực đất ở của các hộ gia đình, đất liên quan đến tín ngưỡng, đất liên quan đến các cơ quan, tổ chức… là các khu vực rất khó khăn do ảnh hưởng đến sinh kế người dân, doanh nghiệp, phải thực hiện nhiều trình tự, thủ tục để thực hiện thu hồi, khó khăn trong công tác vận động người dân bàn giao đất.

Ngoài ra, công tác di dời hạ tầng kỹ thuật và xây dựng các khu tái định cư triển khai còn chậm, chưa hoàn thành nên rất khó khăn trong việc di dời người dân đến nơi ở mới để thực hiện giải phóng mặt bằng. Chính vì vậy, mặc dù tỷ lệ mặt bằng đã bàn giao khá lớn, tuy nhiên còn có hiện tượng xôi đỗ, khó khăn trong việc triển khai thi công đồng loạt.

Phối cảnh đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Tỷ lệ giải ngân các dự án thành phần còn chậm

Theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, Dự án cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026, đưa vào khai thác sử dụng năm 2027. Để đảm bảo hoàn thành Dự án, các Chủ đầu tư đã xây dựng kế hoạch chi tiết và quyết liệt chỉ đạo nhà thầu triển khai thực hiện. Tuy nhiên, đến nay tiến độ triển khai Dự án chậm so với kế hoạch đề ra. Sản lượng thi công Dự án thành phần 2.1 đạt 33,29% hợp đồng, đạt 85% so với kế hoạch đề ra; sản lượng thi công Dự án thành phần 2.2 đạt 19,56% hợp đồng, đạt 94% so với kế hoạch đề ra; riêng Dự án thành phần 2.3 (Bắc Ninh) tiến độ còn chậm, mới chỉ đạt 5% hợp đồng, đang chậm 51% so với kế hoạch đề ra, nguyên nhân chủ yếu do khó khăn mỏ vật liệu phục vụ Dự án, các vướng mắc về GPMB.

Để đẩy nhanh tiến độ thi công, đáp ứng tiến độ hoàn thành theo yêu cầu cần có sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực vượt bậc của các cơ quan chủ quản, các Chủ đầu tư, các nhà thầu. Chính vì vậy, tỷ lệ giải ngân các dự án thành phần có cấu phần xây dựng còn chậm, ngoài Dự án thành phần 2.1 (Hà Nội) đã giải ngân đạt 96,93% nguồn vốn đã bố trí năm 2024, Dự án thành phần 2.2 giải ngân được 60,60% và Dự án thành phần 2.3 giải ngân được 62,15% nguồn vốn đã bố trí năm 2024. Bên cạnh đó, tình hình giải ngân của các dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong năm 2024 cũng chậm, dự án thành phần 1.2 đạt khoảng 20%, dự án thành phần 1.3 đạt khoảng 13%, riêng dự án thành phần 1.1 đạt khoảng 4%.

Bên cạnh đó, để áp dụng cơ chế đặc thù về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng phục vụ Dự án theo nội dung tại các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, hiện nay UBND TP Hà Nội đang làm việc với các địa phương lân cận để hỗ trợ về nguồn cung cấp vật liệu. Cụ thể, Hà Nội đề nghị các địa phương hỗ trợ phê duyệt khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có trong quy hoạch khoáng sản liên quan (các mỏ vật liệu trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án) là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, chỉ phục vụ Dự án. Tương tự, theo báo cáo, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không có mỏ vật liệu xây dựng thông thường (đất, cát, đá), phải khai thác tại các mỏ của địa phương lân cận như Lạng Sơn, Hải Dương, Bắc Giang...

Không chỉ có thế, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không có mỏ cát, theo hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu của Dự án được lấy tại các tỉnh Phú Thọ, Hải Dương, Hà Nội. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, nguồn cát theo hồ sơ mỏ vật liệu rất khan hiếm và giá thành tăng cao. Chính vi vậy, UBND tỉnh Bắc Ninh đang đề xuất, kiến nghị với TP Hà Nội để xác định cụ thể các mỏ cát cung cấp cho dự án và triển khai các thủ tục giao mỏ cho các nhà thầu theo cơ chế đặc thù của Dự án.

Để tháo gỡ các khó khăn trên, Chính phủ đã yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát kỹ, xác định chính xác tổng mức đầu tư của các dự án thành phần, bảo đảm tính đúng, tính đủ theo đúng khối lượng, đơn giá, định mức và chế độ chính sách của nhà nước. Trường hợp tổng mức đầu tư của Dự án vượt sơ bộ tổng mức đầu tư theo chủ trương được Quốc hội phê duyệt, các địa phương có trách nhiệm cân đối bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện dự án thành phần đó theo đúng Nghị quyết số 56/2022/QH15 của Quốc hội; UBND thành phố Hà Nội chủ trì, tổng hợp hồ sơ và thực hiện các thủ tục theo quy định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án.

Về nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, Chính phủ cũng yêu cầu UBND các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ phối hợp, hỗ trợ UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và TP Hà Nội về nguồn cung cấp vật liệu xây dựng để thực hiện Dự án; trong đó, xác định cụ thể các mỏ vật liệu xây dựng để cung cấp cho các dự án thành phần thuộc tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và TP Hà Nội; hoàn thiện các thủ tục (nếu có) đối với các mỏ vật liệu xây dựng nêu trên đảm bảo nguồn cung cấp cho các dự án.

Phạm Huyền

Đất nước hòa bình, vươn mình trong kỷ nguyên mới, cũng là lúc các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Phòng Bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước (Phòng 5), Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an bước vào một mặt trận mới – thầm lặng nhưng đầy thách thức.

Bụi than len vào lớp học, phủ kín mâm cơm, quấn quanh giấc ngủ người già và trẻ nhỏ. quốc lộ 15D (QL15D) - tuyến đường nối từ đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đến Cửa khẩu quốc tế (CKQT) La Lay (Quảng Trị), giờ đây đang trở thành "hành lang tử thần" vì bụi, tiếng ồn, tai nạn rình rập. Trong khi đó, người dân phản ánh mòn mỏi, chính quyền địa phương nói đã nhắc nhở, còn doanh nghiệp thì chỉ hứa… sẽ khắc phục dần (!).

Ngày 17/5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án; khởi tố 32 bị can về các hành vi “Mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng; Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; Tổ chức đánh bạc và Đánh bạc; Mua bán trái phép chất ma túy; Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” xảy ra tại tỉnh Tiền Giang và Long An do đối tượng Nguyễn Công Huân cầm đầu.

Chiều 18/5, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội cho biết vừa phối hợp lực lượng chức năng phát hiện hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng của Công ty Cổ phần Thảo dược Mộc Can có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vụ việc cho thấy những thủ đoạn ngày càng tinh vi trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm "thổi phồng" công dụng, gây hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 22 bị can trong vụ án “Buôn lậu”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Quốc tế Tài Lộc (viết tắt là Công ty Tài Lộc), Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải phòng khu vực II (viết tắt là Chi cục Hải Quan II) và các đơn vị liên quan.

Như Báo CAND đã thông tin về tình trạng xung đột quyền lợi gay gắt giữa cư dân sinh sống tại các chung cư hạng sang và chủ sở hữu căn hộ chung cư tham gia ứng dụng Airbnb cho thuê căn hộ ngắn ngày để phục vụ người dân có nhu cầu. Trong khi Bộ Xây dựng khẳng định pháp luật không cấm hoạt động này, nhưng đỉnh điểm của tình trạng mâu thuẫn lợi ích tiếp tục diễn ra sau văn bản của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh trả lời đơn vị quản lý, vận hành, khai thác chung cư Hà Đô trên đường 3/2 quận 10 vào ngày 1/4 vừa qua…

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Ngọc Linh và bị can Nguyễn Thành Ngôn (hai cựu Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận) và 24 đồng phạm trong vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文